Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến: Nam – Bắc triều


Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII

Bài 3 trang 110 Lịch Sử 10: Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến: Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.

Trả lời

Nguyên nhân của cuộc chiến tranh phong kiến này là do sự suy yếu của nhà Lê dẫn đến sự tranh giành quyền lực.

- Nguyên nhân của chiến tranh Nam – Bắc triều:

   + Bộ phận cựu thần nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim không chấp nhận nền thống trị của nhà Mạc. Họ nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở vùng Thanh Hóa gọi là Nam triều để đối lập với họ Mạc ở Thăng Long – Bắc triều.

   + Năm 1545, chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ.

- Nguyên nhân chiến tranh Trịnh – Nguyễn

   + Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa

   + Thế lực phong kiến họ Nguyễn ở vùng đất phía Nam dần dần được xây dựng, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

   + Năm 1627, họ Trịnh đem quân đánh họ Nguyễn, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Lịch Sử lớp 10 hay, ngắn gọn khác: