Nhận xét về bộ máy nhà nước thời Lê - Trịnh


Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 21 Trang 109: Nhận xét về bộ máy nhà nước thời Lê - Trịnh.

Trả lời

- Về cơ bản bộ máy nhà nước được tổ chức theo mô hình thời Lê sơ.

- Thời Lê - Trịnh những quyền lực tập trung vào tay chúa Trịnh, vua Lê chỉ là bù nhìn.

- Ở Trung ương hình thành hai bộ phận : triều đình và phủ chúa.

   + Triều đình đứng đầu là vua Lê được tổ chức như cũ nhưng quyền hành bị thu hẹp.

   + Phủ chúa gồm một số quan văn, quan võ cao cấp chuyên cùng chúa bàn bạc, quyết định các chủ trương, chính sách lớn của nhà nước và trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện.

   + Về sau, chúa Trịnh đặt thêm 6 phiên, chỉ đạo hoạt động của các bộ.

   + Đàng Ngoài được chia làm 12 trấn, dưới trấn là phủ, huyện, châu, xã.

=> Hình thành chế độ “Vua Lê- Chúa Trịnh” thực quyền nằm trong tay phủ chúa.

   + Bộ máy nhà nước chứa đựng nhiều mâu thuẫn trong nội bộ hai dòng họ Lê-Trịnh.

   + Được tổ chức từ trung ương đến địa phương.

   + Nhược điểm: cồng kềnh, nạn mua quan bán tước tràn lan.

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Lịch Sử lớp 10 hay, ngắn gọn khác: