Xã hội Phong kiến ở Châu Âu được hình thành như thế nào
Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
Bài 1 trang 5 Lịch Sử 7: Xã hội Phong kiến ở Châu Âu được hình thành như thế nào?
Trả lời
Xã hội Phong kiến ở Châu Âu được hình thành thông qua những diễn biến đồng thời của các yếu tố sau:
- Thứ nhất: Sự xâm nhập của người Giec-man đã dẫn đến sự diệt vong của đế quốc Rô-man cổ đại:
+ Từ giữa thế kỉ IV cho đến cuối thế kỉ V, người Giec-man đã tiến hành nhiều cuộc thiên di, tiến sâu vào nội địa lãnh thổ và chiếm cứ đất đai của đế quốc Rô-man.
+ Khi vào lãnh thổ đế quốc Rô-man, người Giéc-man đã tiêu diệt bộ máy nhà nước cũ và lập ra hàng loạt các các vương quốc mới, như: Ăng-glô Xắc-xông; Tây Gốt; Đông Gốt; Phơ-răng....
+ Đến năm 476, Đế quốc Rô-man bị diệt vong → Chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.
- Thứ hai: Sự hình thành của tầng lớp lãnh chúa và nông nô:
+ Khi tràn vào lãnh thổ Rô-man, người Giéc-man đã chiếm đoạt ruộng đất của các địa chủ Rô-man rồi chia cho nhau, trong đó các tưởng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn. Đây chính là cơ sở cho sự ra đời của tầng lớp Lãnh chúa phong kiến.
+ Quá trình phân chia ruộng đất của quý tộc gắn liền với quá trình phá sản của nông dân công xã và biến đổi thân phận của nông dân, nô lệ thành Nông nô.
- Thứ ba: sự hình thành của quan hệ sản xuất phong kiến – "phát canh thu tô"
+ Các lãnh chúa phong kiến giao ruộng đất cho nông nô cày cấy, đổi lại, nông nô sẽ phải nộp tô, thuế cho lãnh chúa