Dựa vào các lược đồ đã học, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc


Bài 19 phần 3: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Bài 1 trang 93 Lịch Sử 7: Dựa vào các lược đồ đã học, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Trả lời

- Tháng 2/1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương. Cuộc khởi nghĩa Lam sơn diễn ra từ 1418 – 1427, chia làm 2 giai đoạn:

a. giai đoạn 1418-1424:

Những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan. Từ 1418-1423, Quân Minh đã 3 lần huy động lực lượng lớn tấn công lên Lam Sơn hòng tiêu diệt cuộc Khỏi nghĩa. Trước thế mạnh của giặc, cả 3 lần, nghĩa quân Lam Sơn buộc phải rút lui về núi Chí Linh để bảo toàn lực lượng.

- Do tình thế khó khăn, hiểm nghèo, đến tháng 5/1423, Lê Lợi buộc phải thương lượng, tạm hòa hoãn với giặc Minh.

- Đến 1424, mua chuộc Lê Lợi không thành, quâm Minh trở mặt, tấn công nghĩa quan Lam Sơn.

b. Giai đoạn 1424 – 1427:

- giải phóng Nghệ An:

- Cuối năm 1424, Nguyễn Chính đưa ra kế hoạch chuyển hướng tấn công vào Nghệ An. Kế hoạch này nhanh chóng được Lê Lợi chấp thuận.

- 12/10/1424 nghĩa quân Lam Sơn bất ngờ tập kích đông Đa Căng (Thọ Xuân – Thanh Hóa) và nhanh chóng giành thắng lợi. thừa thắng xông lên, quân Lam Sơn tiếp tục bao vây, tấn côn thành Trà Lân (Tương Dương – Nghệ An), Khả Lưu-Bồ Ải. Sau khi diệt địch trong trận phục kích ở ải Khả Lưu - Bồ Ải, nghĩa quân tiến xuống giải phóng toàn bộ các châu huyện thuộc Nghệ An.

- Kế hoạch giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa:

- Tháng 8/1425, Lê Lợi cử các tướng: Trần Nguyên Hãn và Lê Ngân đem một lực lượng hùng mạnh từ Nghệ An tiến vào giải phóng khu vực Tân Bình (Quảng Bình và Bắc Quảng Trị).

- Sau thắng lợi Tân Bình, nghĩa quân nhanh chóng tập trung lực lượng tiên tới giải phóng vùng Thuận Hóa (thừa thiên huế).

- Đưa quân ra Bắc mở rộng địa bàn hoạt động

Trên cơ sở sự phân tích khoa học, sắc xảo tình hình giữa ta và giặc Minh, Tháng 9/1426 Lê Lợi và bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định mở cuộc tiến công ra bắc theo 3 hướng:

   + Đạo quân thứ nhất: có nhiệm vụ giải phóng miền tây bắc, uy hiếp mặt Tây Nam của thành Đông Quan và chặn viện binh của quân Minh từ Vân Nam sang.

   + Đạo quân thứ 2: Chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan và ngăn chặn viện binh từ Quảng Tây sang

   + Đạo quân thứ 3: tiến thẳng ra phía Nam Đông Quan để phô trương thanh thế.

Nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, nghĩa quân Lam Sơn đã chiến thắng nhiều trận lớn, đẩy quân Minh vào thế bị động.

- chiến thắng Tốt Động – Chúc Động

Tối ngày 6/11/1426, Vương Thông lập kế hoạch, tập trung lực lượng thành 2 cánh quân đánh xuống Ninh Kiều và Cao Bộ.

Nắm được ý đồ của quân Minh, đêm mùng 6 rạng ngày 7/11/1426, quân Lam Sơn đã chủ động phục kích địch tại Tốt Động – Chúc Động.

khi cánh quân Minh do Vương Thông chỉ huy lúc đó đi đến Tốt Động bị quân Lam Sơn từ ba phía: phía Tây từ bờ đầm Rót; Phía Nam, từ bờ sông Yên Duyệt và phía Đông (các làng xung quanh Tụy Động) đánh cho tan tác. Cánh quân của Vương Thông phải tháo chạy về hướng Chúc Động.

Tại Chúc Động, cả cánh quân tập hậu lẫn hậu quân của Vương Thông bị quân Lam Sơn mai phục đổ ra đánh tiếp. Cầu Ninh Kiều bắc qua sông Ninh Giang (sông Đáy) bị quân Lam Sơn chặt đứt.

Tại Cao Bộ, quân Minh cũng bị quân Lam Sơn đổ ra chặn đánh, khiến chúng buộc phải rút lui.

- chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang:

- Tháng 1/1427, triều đình nhà Minh quyết định điều động viện binh sang cứu nguy cho Vương Thông, lực lượng gồm 15 vạn quân và 3 vạn ngựa, chia làm 2 đạo tiến vào nước ta.

   + Đạo 1: do Liễu Thăng chỉ huy theo đường Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn.

   + Đạo thứ 2 do Mộc Thạnh chỉ huy theo đường vân nam tiến vào Đại Việt theo hướng Lào cai.

- Bộ chỉ huy nghĩa quân đã quyết định chọn đạo quân Liễu Thăng làm đối tượng quyết chiến chủ yếu.

+ Ngày 8/10, đạo quân Liễu Thăng vào Lạng Sơn. Quân ta vừa đánh vừa rút lui, nhử địch vào trận địa đã mai phục ở Chi Lăng, quân ta từ rừng núi hai bên đường đổ ra chặn đầu khoá đuôi tiêu diệt gọn đội quân tiên phong trên 1 vạn tên. Liễu Thăng bị chém chết bên sườn núi Mã Yên trong thung lũng.

- Sau khi Liễu Thăng chết, phó tướng Lương Minh lên nắm quyền chỉ huy chấn chỉnh lại đội ngũ tiếp tục tiến về Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quâm Minh luôn bị quâm ta phục kích, khiến cho Lương Minh bị giết tại trận, tướng Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.

- Khi tới Xương Giang, quâm Minh tiếp tục bị nghĩa quân Lam Sơn tấn công, tiêu diệt.

- Hội thề Đông Quan:

   + Sau thất bại ở Chi Lăng – Xương Giang, quân Minh buộc phải chấp nhận mở hội thề Đông Quan (10/12/1427) để được an toàn rút quân về nước.

- ngày 3/1/1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng.

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Lịch Sử lớp 7 hay, ngắn gọn khác: