Diễn biến các cuộc Kháng chiến chống Tống thời Lý, chống Mông – Nguyên
Bài 17: Ôn tập chương II và chương III
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 17 Trang 81: Nước Đại việt thời Lý – Trần đã đạt được những thành tựu nổi bật gì?
Trả lời
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 17 Trang 81: Diễn biến các cuộc Kháng chiến chống Tống thời Lý, chống Mông – Nguyên thời Trần?
Trả lời
Tên cuộc Kháng chiến | Một vài nét khái quát | |
---|---|---|
Kháng chiến chống quân xâm lược Tống | Thời gian diễn ra | 1075 - 1077 |
Đường lối chống giặc |
- "Tiên phát chế nhân" – đem quân đi đánh cụm cứ điểm Ung – Khâm - Liêm Châu của nhà Tống. - Chủ động lập phòng tuyến chống giặc tại sông Như Nguyệt. - Kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình, thương lượng |
|
Tấm gương tiêu biểu về lòng yêu nước |
- Lý Thường Kiệt - Lý Đạo Thành - Hoàng tử Chiêu Văn - Hoàng tử Hoằng Chân.... |
|
Ví dụ về tinh thần đoàn kết | - Sự đoàn két trong nội bộ triều đình: Thái hậu Ỷ Lan chủ động xóa bỏ mâu thuẫn, hiềm khích và mời Lý Đạo Thành về kinh mưu giúp việc nước đánh đuổi quân xâm lược. | |
Nguyên nhân thắng lợi |
- Nguyên nhân khách quan: + Nhà Tống suy yếu, gặp nhiều khó khăn về mọi mặt. - Nguyên nhân chủ quan: + Nhà Lý đã xây dựng được khối đoàn kết dân tộc vững mạnh. + Quân dân nhà Lý có đường lối QS linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo. + Nhà Lý có đội ngũ tướng lĩnh tài giỏi. ví dụ: Lý Thường Kiệt, Thân Cảnh Phúc... |
|
Ý nghĩa lịch sử |
- Đập tan âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống. - Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền lãnh thổ. - Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân ta. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm sau này. Ví dụ: bài học về chủ động tấn công tiêu diệt địch, bài học về chớp thời cơ... |
B. Nhà Trần:
Tên cuộc Kháng chiến | |||
Kháng chiến chống Mông Cổ | Kháng chiến chống Nguyên lần thứ hai | Kháng chiến chống Nguyên lần thứ ba | |
Thời gian diễn ra | 1258 | 1285 | 1287-1288 |
đường lối chống giặc | - Kế "Thanh dã": Vườn không nhà trống -Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu. - Trước thế mạnh củ địch → thực hiện phòng ngự và rút lui chiến lược. - Chớp thời cơ địch suy yếu để tiến hành phản công |
||
Tấm gương về tinh thần yêu nước | - Trần Thủ Độ | - Trần Hưng Đạo - Trần Quốc Toản |
- Trần Hưng Đạo - Trần Khánh Dư |
Ví dụ về tinh thần đoàn kết | - Toàn dân đoàn kết chống giặc | - Hội nghị "Bình Than" - Hội nghị "Diên Hồng" - Quân sĩ thích vào tay hai chữ "sát Thát" |
- Toàn dân đoàn kết chống giặc xâm lược |
Nguyên nhân thắng lợi | - Nguyên nhân khách quan: + Quân Mông cổ thiếu lương thực, mắc phải nhiều dịch bệnh → tinh thần chiến đấu suy sụp + Quân Mông cổ không phát huy được sở trường quân sự. - Nguyên nhân chủ quan: + nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc. + Khổi đoàn kết dân tộc được củng cố, giữ vững. + Đường lối quân sự độc đáo, linh hoạt, sáng tạo. + có đội ngũ tướng lĩnh tài giỏi. |
||
Ý nghĩa Lịch sử | - Đập tan âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông - Nguyên. - Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền lãnh thổ. - Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân ta. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm sau này. Ví dụ: + Bài học về củng cố tinh thần đoàn kết toàn dân + Bài học về chủ động phòng ngự và rút lui chiến lược. + Bài học về chớp thời cơ phản công địch |