Bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn
Bài 21: Ôn tập chương IV
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 21 Trang 104: Bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn Bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở những điểm nào?
Trả lời
Thứ nhất: Chặt chẽ, hoàn chỉnh về hệ thống quan lại:
- Vua Lê Thánh Tông bãi bỏ chức quan đại thần, trực tiếp coi giữ việc triều chính → quyền lực tập trung cao độ trong tay nhà vua.
- Hệ thống quan lại được phân chia rõ ràng, thành các bộ phận, như:
+ Lục Bộ: Gồm 6 bộ đứng đầu là các Thượng thư. 6 bộ này trực tiếp phụ tách những công việc khác nhau. Ví dụ: Bộ Binh lo việc quân sự, Bộ Hình: lo việc liên quan đến Pháp luật, xử án....
+ Các cơ quan chức năng: ví dụ: Thái Y viện (lo việc chăm sóc sức khỏe của vua và hoàng tộc)....
+ Cơ quan giám sát: bao gồm 2 cơ quan nhỏ là: Lục Khoa và Ngự sử đài. Các cơ quan giám sát có chức năng giám sát , kiểm tra các hoạt động của quan lại trong triều đình rồi tâu lại với vua.
Thứ hai: Chặt chẽ, hoàn chỉnh về bộ máy hành chính địa phương.
+ Chia cả nước làm 13 đạo thừa tuyên. Đứng đầu mỗi đạo là 3 ty phụ trách (Đô ty lo việc quân sự , Hiến Ty lo việc tư pháp và Thừa Ty lo việc hành chính
+ Dưới Đạo là → Phủ → Huyện/Châu → làng xã.
Thứ ba: Cách thức tuyển chọn quan lại:
- Chế định lệ 3 năm tổ chức một khoa thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 21 Trang 104: Nhà nước thời Lê Sơ và nhà nước thời Lý – Trần có điểm gì khác nhau?
Trả lời
a. Nhà nước thời Lý – Trần:
- Được xây dựng theo mô hình "Quân chủ quý tộc đơn tộc". Tức là:
+ đứng đầu nhà nước là Vua, có quyền hành tối cao.
+ Những chức vụ quan trọng trong triều đình đều do các quý tộc, tôn thất họ Lý hoặc họ Trần nắm giữ.
+ Việc bổ nhiệm quan lại chủ yếu vẫn theo hình thức: tiến cử hoặc Tập ấm (cha truyền con nối); tuyển chọn quan lại theo hình thức khoa cử còn ít.
b. nhà nước thời Lê Sơ:
- Được xây dựng theo mô hình "Quân chủ quan liêu đa tộc". Tức là:
+ đứng đầu nhà nước là Vua, có quyền hành tối cao.
+ Những chức vụ quan trọng trong triều đình sẽ được giao cho những người có tài năng (không nhất thiết phải là tôn thất nhà Lê. Chỉ cần có tài năng sẽ được nhà nước trọng dụng
+ Việc bổ nhiệm quan lại chủ yếu vẫn theo hình thức: khoa cử.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 21 Trang 104: Luật pháp nhà Lê Sơ có điểm nào giống và khác luật pháp thời Lý – Trần?
Trả lời
Luật pháp thời Lý – Trần | Luật Pháp thời lê Sơ | ||
---|---|---|---|
Giống |
- Bảo vệ quyền thống trị của nhà nước trung ương tập quyền (những hành động chống đối nhà nước, chống đối lễ giáo phong kiến sẽ bị nghiêm tri - Củng cố trật tự Xã hội phong kiến, bảo vệ quyền và lợi ích cho nhân dân. - có những điều luật thể hiện sự quan tâm đến phát triển nông nghiệp. Ví dụ: Cấm giết, mổ trâu bò | ||
Khác nhau | - còn đơn giản, tính chặt chẽ chưa cao. | - Chặt ché, hoàn thiện và xuất hiện nhiều điểm tiến bộ. Ví dụ:
+ Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. + Chống nạn tham nhũng, hối lộ, lãng phí của công, ức hiếp dân lành.... |
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 21 Trang 104: Tình hình Kinh tế thời Lê sơ có gì giông và khác thời Lý – Trần.
Trả lời
Kinh tế thời Lý – Trần | Kinh tế thời Lê Sơ | ||
---|---|---|---|
Giống |
- Nông nghiệp: + Là ngành Kinh tế chủ đạo, đóng vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển của nền Kinh tế đất nước. + Nhận được sự quan tâm của nhà nước phong kiến. Ví dụ: khai hoang, mở mang các công trình thủy lợi. + Phát triển thịnh đạt. - Thủ công nghiệp: + Thủ công nghiệp trong dân gian tiếp tục phát triển. + Các xưởng Thủ công nghiệp do nhà nước tổ chức ngày càng được mở rộng về quy mô và tập trung nhiều thợ khéo. - Thương nghiệp: + Buôn bán trong – ngoài nước sôi nổi. + Nhiều trung tâm buôn bán lớn được hình thành. |
||
Khác nhau | - Kinh tế thời Lý – Trần kém phát triển hơn so với thời Lê Sơ. | - Kinh tế thời Lê Sơ có sự phát triển thịnh đạt, mạnh mẽ hơn so với thời Lý – Trần |
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 21 Trang 104: Xã hội thời lý – Trần và thời Lê Sơ có những giai cấp, tầng lớp nào? Có gì khác nhau?
Trả lời
a. các giai cấp, tầng lớp trong Xã hội thời Lý – Trần và Lê Sơ:
- Giai cấp thống trị: Bao gồm: vua, quan lại, quý tộc, địa chủ.
- Giai cấp bị thống trị: Bao gồm các tầng lớp:
+ Nông dân.
+ Thợ thủ công.
+ Người làm nghề buôn bán nhỏ.
+Nô tỳ.
b. khác nhau:
- Mâu thuẫn xã hội giữa Giai cấp thống trị và giai cấp bị trị ở thời lê Sơ sâu sắc hơn so với thời Lý – Trần.
- sự phân hóa giàu – nghèo ở thời Lê Sơ cũng rõ nét hơn thời Lý – Trần.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 21 Trang 104: trong lĩnh vực Văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thời Lê Sơ đã đạt được những thành tựu nào? Có gì khác thời Lý – trần?
Trả lời
Lĩnh vực | Thành tựu nổi bật | |
---|---|---|
Giáo dục – khoa cử |
- Hệ thống trường học từ trưng ương đến địa phương được mở mang. + Quốc tử giám được dựng lại ở Thăng Long. + Các trường học ở địa phương được mở rộng. + Lập bia tiếp sĩ ở Văn miếu để vinh danh những người đỗ tiến sĩ. - Chế độ khoa của được chế định rõ ràng (3 năm tổ chức 1 lần). - từ 1428 – 1527, tổ chức 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên | |
Văn hóa | Văn học |
- Cả 2 dòng văn học (văn họa dân gian và văn học viết) đều phát triển. - Trong dòng văn học viết: bên cạnh văn học viết bằng chữ Hán, một số tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm đã xuất hiện. - Xuất hiện nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng. Ví dụ: + Bình Ngô Đại cáo (Tác giả: Nguyễn trãi) + Tập thơ: Hồng Đức quốc âm thi tập |
Sử học |
- Biên soạn nhiều bộ sử lớn, có giá trị: + Đại Việt sử kí + Đại Việt sử kí toàn thư + Hoàng triều quan chế. ............. | |
Địa lý | - Các bản đồ: + Hồng Đức bản đồ + Dư địa chí + An Nam hình thăng đồ | |
Y học | - Bản thảo thực vật toát yếu | |
Kiến trúc – điêu khắc | - một số công trình kiến trúc có uy mô lớn: + Cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa) |
b. Khác so với thời Lý – Trần:
Lý – Trần | Lê Sơ | |
---|---|---|
Tư tưởng | - Đạo Phật chiếm vị trí quan trọng trong đời sống Xã hội | - Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Là cơ sở tư tưởng cho triều đình phong kiến. |
khoa cử | - Khoa cử chưa được tổ chức quy củ, rõ ràng. | - Chế định rõ ràng về khoa cử. (3 năm tổ chức thi một lần. Chia làm 3 cấp thi: Thi Hương – Thi Hội – Thi Đình) |