Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền đã diễn ra như thế nào


Bài 29: Ôn tập chương V và chương VI

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 28 Trang 147: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền đã diễn ra như thế nào?

Trả lời

- Thứ nhất: cuộc khủng hoảng chính trị ở Đại Việt vào nửa đầu thế kỉ XVI đã làm cho nhà Lê Sơ suy yếu nghiêm trọng. Lợi dụng sự suy yếu của chính quyền Lê Sơ, năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê để lập ra vương triều mới – nhà Mạc.

- Thứ hai: Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều:

   + Nhà Mạc thành lập chưa được bao lâu, thì một thế lực phong kiến cát cứ do Nguyễn Kim đứng đầu đã nổi dậy, lập nên một chính quyền mới (tại vùng Thanh Hóa) – được gọi là Nam Triều (để phân biệt với Bắc Triều – tức nhà Mạc)

   + Cuộc chiến tranh giữa 2 chính quyền Nhà Mạc (Bắc Triều) và Nhà Lê trung hưng (Nam triều) diễn ra hơn 60 năm. Cuối cùng, thắng lợi thuộc về Nam Triều.

   + Sau khi thất bại, Nhà Mạc rút lên chiếm cứ vùng đất Cao Bằng, và tiếp tục thống trị vùng Cao Bằng trong một thời gian nữa rồi mới sụp đổ hoàn toàn.

- Thứ ba: Chiến tranh Đàng Trong – Đàng Ngoài:

   + Sau khi Nguyễn Kim chết, trong nội bộ lực lượng phong kiến Nam Triều bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn đối địch nhau giữa Trịnh Kiểm (con rể Nguyễn Kim) và Nguyễn Hoàng (con trai Nguyễn Kim).

   + Năm 1558, Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ vừng đất Thuận Hóa và được chấp thuận. Từ đây, Nguyễn Hoàng bắt đầu xây dựng lực lượng để tạo thế lực riêng cho mình.

   + năm 1627 Cuộc chiến tranh TRịnh – Nguyễn nổ ra và kéo dài đến năm 1672 mới chấm dứt. Kết quả là: đất nước ta bị chia cắt thành 2 miền: Đàng Trong và Đàng ngoài, lấy sông Gianh làm giới tuyến.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 28 Trang 147: Quang Trung đã đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước và xây dựng quốc gia như thế nào?

Trả lời

- Từ 1771 – 1789, thắng lợi của phong trào Tây Sơn đã lần lượt lật đổ các tập đoàn phong kiến thối nát Nguyễn (1777), Trịnh (1786) và Lê trung hưng (1788). Gianh giới sông Gianh chia cắt đất nước hớn 200 năm đã bị xóa bỏ → đây là nền tảng quan trọng cho sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc.

- Trong quá trình đấu tranh chống lại các thế ực phong kiến Nguyễn – Trịnh- Lê, đồng thời, phong trào Tây Sơn cũng đập ta ý chí xâm lược của bọn phong kiến Xiêm (1785) và phong kiến Thánh (1789), bảo vệ vững chắc đôạ lập, chủ quyền dân tộc.

- Từ 1789 đến 1792, với cương vị là người đứng đàu đất nước, vua Quang Trung đã cho thi hành nhiều chính sách tiến bộ → đặt cơ sở cho khôi phục và phát triển Kinh tế, xây dựng một nền Văn hóa mang đậm tính dân tộc.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 28 Trang 147: Nhà Nguyễn lập lại chế độ Phong kiến tập quyền ra sao?

Trả lời

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lập ra nhà Nguyễn đóng đô ở Phú Xuân (Huế) đến 1804 đổi quốc hiệu thành Việt Nam.

- Điều chính Bộ máy nhà nước từ trưng ương đến địa phương, theo hướng tập trung quyền lực tối cao vào tay Vua

- Thực hiện cải cách hành chính (dưới thời vua Minh Mệnh) để thống nhất các đơn vị hành chính trong cả nước. Theo đó, Việt Nam được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên trực thuộc chính quyền trung ương.

- Thực hiện chế độ khoa cử để tuyển chọn nhân tài.

- 1815, ban hành Hoàng Việt luật lệ, bao gồm hơn 400 điều luật quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà nước và trật tự Xã hội phong kiến

- Củng cố lực lượng quốc phòng.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 28 Trang 147: tình hình Kinh tế, Văn hóa ở các thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?

Trả lời

   

Lĩnh vực Tình hình phát triển
Kinh tế Nông nghiệp

- Thế kỉ XVI – nửa đầu thế kỉ XVII:

   + Đàng Ngoài: Chậm phát triển, suy thoái nghiêm trọng do chính quyền Lê – Trịnh không quam tâm phát triển sản xuất nông nghiệp.

   + Đàng Trong: phát triển ngày càng thịnh đạt do nhận được sị quan tâm của các chúa Nguyễn và sự ưu đái của thiên nhiên.

- Cuối thế kỉ XVIII:

   + Vua Quang Trung ban hành chiếu khuyến nông và thi hành nhiều chính sách tích cực để thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp → mùa mạng bội thu.

- Cuối XVIII – Đầu XIX:

   + Ruộng đất bị bọn cường hào địa chủ chấp chiếm →nhân dân không có ruộng đất cày cấy.

   + Việc mở mang các công trình thủy lợi gặp khó khăn

→ nông nghiệp chậm phát triển.

Thủ công nghiệp

- Từ thế kỉ XVI – đầu XIX:

   + Thủ công nghiệp trong dân gian được duy trì và tiếp tuch phát triển

   + Hình thành nhiều làng ghề thủ công truyền thống. Ví dụ: Gốm Bát Tràng, Gốm Chu Đậu, Dệt La Khê, Lụa Nghi Tàm.....

   + Các xưởng Thủ công nghiệp của nhà nước được mở mang, tập trung nhiều thợ khéo.

thương nghiệp

- Thế kỉ XVI – XVIII:

   +thương nghiệp phát triển.

   + Thiết lập quan hệ buôn bán với nhiều nước.

- Cuối thế kỉ XVIII:

   + Vua Quang Trung thực hiện "Mở cửa ải, thông chợ búa" → thúc đẩy thương nghiệp phát triển

- Cuối XVIII – Đầu XIX:

   + Nhà Nguyễn thi hành chính sách "bế quan tảo cảng"

→ quan hệ giao thương với nước ngoài bị hạn chế

→ thương nghiệp chậm phát triển

Văn học

- Cả 2 dòng văn học (văn học dân gian và văn học viết) đều phát triển.

- Trong dòng văn học viết: bên cạnh văn học viết bằng chữ Hán, nhiều tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm đã xuất hiện.

- Theo thời gian, dòng văn học chữ Nôm ngày càng phát triển, lán át dòng văn học chữ Hán ở cuối thế kỉ XVIII – đầu XIX

- Xuất hiện nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng. Ví dụ:

   + Chiếu khuyến học (Quang Trung)

   + Truyện Kiều (Nguyễn Du)

   + Bánh Trôi nước (Hồ Xuân Hương)

Khoa học – kĩ thuậtSử học

- Biên soạn được nhiều bộ sử nổi tiếng.

   + Đại Việt sử kí tiền biên

   + Đại Nam thực lục

   + Phủ biên tạp lục.

   ...........

Y họcNhiều thầy thuốc nổi tiếng. Ví dụ: Hải thượng lãn ông....
Kiến trúc – điêu khắc

xuất hiện nhiều công trình kiến trúc và các tác phẩm điêu khắc độc đáo. Ví dụ:

   + Chùa Bút tháp

   + Tượng phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay.

   + Tượng các vị la hán chùa Tây Phương.

   + Chùa Thiên Mụ

   + Chùa Tây Phương

Kĩ thuật

- Đóng được tàu thủy chạy bằng máy hơi nước

- chế tạo được đồng hồ và kính thiên lý

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Lịch Sử lớp 7 hay, ngắn gọn khác: