Những nét lớn về tình hình Kinh tế - Văn hóa – Xã hội thời Phong kiến


Bài 30: Tổng kết

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 30 Trang 148: Những nét lớn về tình hình Kinh tế - Văn hóa – Xã hội thời Phong kiến.

Trả lời

a. Tình hình Kinh tế:

- Nông nghiệp:

   + là ngành Kinh tế chủ đạo, đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu Kinh tế của nhà nước phong kiến

   + sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (ở phương Đông) hay trong các lãnh địa phong kiến (ở phương Tây)

   + ruộng đất nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Nông dân/nông nô không có ruộng đất để cày cấy, canh tác → phải nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy, đổi lại, họ phải nộp cho địa chủ một khoản địa tô.

- Thủ công nghiệp: Từ bước phát triển

   + Ở các quốc gia phong kiến phương Đông: có 2 hình thức sản xuất Thủ công nghiệp. Đó là: Thủ công nghiệp trong nhân dân và Thủ công nghiệp do nhà nước tổ chức.

   + Ở các quốc gia phong kiến phương Tây: ban đầu Thủ công nghiệp chưa tác khỏi nông nghiệp, người nông nô vừa là nông dân vừa đóng vai trò là thợ thủ công. Đến khi thành thị trung đại ra đời, Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, hình thành nên các phường hội.

- Thương nghiệp:

   + Ở phương Đông: hoạt động trao đổi buôn bán giữa trong và ngoài nước từng bước phát triển.

   + Ở phương Tây: ngoại thương rất phát triển.

b. Xã hội:

- Trong Xã hội hình thành 2 giai cấp cơ bản:

   + Địa chủ (ở phương Đông) / Lãnh chúa (ở phương tây)

   + Nông dân (Ở phương Đông) / Nông Nô (Ở phương Tây).

c. Văn hóa

Phát triển rực rỡ theo thời gian. Có những giai đoạn phát triển đỉnh cao. Ví dụ:

- ở Phương Tây: có phong trào Văn hóa Phục Hưng (thế kỉ XIV – XVI)

- ở phương Đông:

   + ở Trung Quốc: Văn hóa thời Đường phát triển rực rỡ.

   + ở Đại Việt: Thời Lý – Trần đã ình thành nên nền Văn hóa Thăng Long mang đậm tính dân tộc. Đến thời Lê nhất là dưới thời vua Lê Thánh Tông, Văn hóa Đại Việt phát triển đến đỉnh cao.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 30 Trang 148: Sự khác nhau giữa Xã hội phong kiến ở Châu Âu và Xã hội phong kiến phương Đông.

Trả lời

Xã hội phong kiến phương Đông Xã hội phong kiến phương Tây
Thời gian hình thành - Sớm nhất là khoảng thế kỉ III trước công nguyên (ở Trung Quốc thời nhà Tần) - Cuối thế kỉ V sau công nguyên
Thời kì phát triển - khoảng thế kỉ VII - XV - thế kỉ XI - XIV
Thời kì suy vong Thế kỉ XVI - XIX - thế kỉ XV - XVI
Tính chuyên chế - Đứng đầu nhà nước là Vua có quyền lực tối cao và tuyệt đối.

- thời kì đầu, tính chuyên chế của các ông Vua chưa cao, quyền lực của Vua bị chia sẻ với các lãnh chúa.

- Thời kì sau, khi mà nhà nước quân chủ thống nhất được hình thành → tính chuyên chế của Vua được nâng lên

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 30 Trang 148: Hãy nêu tên các vị anh hùng có công giương cao ngọn cờ đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập cho tổ quốc.

Trả lời

Triều đại Tên các vị anh hùng dân tộc
Ngô - Ngô Quyền
Tiền Lê - Lê Hoàn

- Lý Thường Kiệt

- Lý Đạo Thành

- Thân Cảnh Phúc

- Tôn Đản

.........

Trần

- Trần Hưng Đạo

- Trần Quốc Toản

- Trần Khánh Dư

- Trần Quang Khải

-.........

Lê sơ

- Lê Lợi

- Nguyễn Trãi

- Trần Nguyên Hãn

- Lê Sát

- Lê Ngân

........

Tây Sơn - Nguyễn Huệ

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 30 Trang 148: Hãy trình bày sự phát triển Kinh tế nước ta từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX

Trả lời

Triều đại Tình hình phát triển Kinh tế
nông nghiệp Thủ công nghiệp thương nghiệp
Ngô – Đinh – Tiền Lê

- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của làng xã, nhân dân trong làng chia ruộng cho nhau để cày cấy.

- Nhà nước thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích sự phát triển của nông nghiệp. Ví dụ như:

   + Tổ chức lễ cày Tịch điền.

   + Mở mang hệ thống thủy lợi

- Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển.

- Một số xưởng thủ công của nhà nước được mở ra nhằm chế tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của Vua – quan.

- Nội thương:

   + Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quên được hình thành.

   + Hoạt động buôn bán giữa các địa phương trong cả nước diễn ra sôi nổi.

- Ngoại thương:

   + quan hệ trao đổi buôn bán với nước ngoài được mở rộng.

Lý – Trần – Hồ

- Nhà nước thi hành nhiều chính sách tích cực để phát triển nông nghiệp

- hoạt động khai hoang, mở rộng diện tích sản xuất được đẩy mạnh đưa tới sự ra đời của nhiều điền trang

- Các nghề Thủ công truyên thống trong nhân dân được mở rộng.

- Nhà nước tiếp tục mở nhiều xưởng thủ công

- xuất hiện nhiều công trình nổi tiếng do bàn tay thợ Thủ công Đại Việt tạo dựng nên. Ví dụ: Chuông Quy Điền, Tháp Báo Thiên, Vạc phổ Minh...

- Trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước được mở mang.

- xuất hiện nhiều trung tâm buôn bán lớn. Ví dụ: Thăng Long, Vân Đồn...

- Mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều nước. Ví dụ: nhà Tống (TQ), Tam Phật Tề (ở phía tây Indonexia); Xiêm La (Thái Lan)...

Lê Sơ

+ Nhà nước thi hành một loạt các chính sách tiến bộ để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Ví dụ như: khuyến khích khai hoang, mở rộng diện tích sản xuất; bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp; mở mang các công trình thủy lợi....

→ nền nông nghiệp của Đại Việt đã nhanh chóng khắc phục được những hậu quả do chiến tranh để lại, đồng thời phát triển ngày càng thịnh đạt.

- Thủ công nghiệp trong dân gian tiếp tục phát triển.

- Các xưởng Thủ công nghiệp nhà nước được gọi là Cục Bách Tác, được mở rộng về quy mô và tập trung nhiều thợ khéo...

   + Nhiều sản phẩm Thủ công nghiệp nổi tiếng: ví dụ: gốm Bát Tràng; giấy Yên Thái; Lụa Nghi Tàm....

- Hoạt động trao đổi, buôn bán trong và ngời nước diễn ra sôi nổi.

- Nhiều trung tâm buôn bán lớn,ví dụ như: Thăng Long, Vân Đồn, Phố Hiến...

Đàng Trong – Đàng Ngoài

- Đàng Ngoài: Chậm phát triển, suy thoái nghiêm trọng do chính quyền Lê – Trịnh không quam tâm phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Đàng Trong: phát triển ngày càng thịnh đạt do nhận được sị quan tâm của các chúa Nguyễn và sự ưu đái của thiên nhiên.

- Tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu

- Hoạt động trao đổi, buôn bán trong và ngời nước diễn ra sôi nổi.

- Nhiều trung tâm buôn bán lớn,ví dụ như: Thăng Long, Hội An...

Tây Sơn- Vua Quang Trung ban hành chiếu khuyến nông và thi hành nhiều chính sách tích cực để thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp → mùa mạng bội thu.- Tiếp tục phát triển- Vua Quang Trung thực hiện chính sách "Mở của ải, thông chợ búa" → thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp
Nguyễn

- Ruộng đất bị bọn cường hào địa chủ chấp chiếm →nhân dân không có ruộng đất cày cấy.

- Việc mở mang các công trình thủy lợi gặp khó khăn

→ nông nghiệp chậm phát triển.

- Phát triển và đạt được nhiều thành tựu- Giao thương với bên ngoài bị hạn chế do chính sách "bế quan tỏa cảng"

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 30 Trang 148: Văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X – XIV có những thành tựu gì?

Trả lời

Có thể chia Văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X – XIX thành 2 giai đoạn phát triển:

   + Giai đoạn 1: từ thế kỉ X – XV

   + Giai đoạn 2: từ thế kỉ XVI – XIX

ở cả hai giai đoạn, Văn hóa Việt Nam đề đạt được những thành tựu nổi bât.

Lĩnh vực Thế kỉ X – XV Thế kỉ XVI - XIX
Tôn giáo

- cả 3 tôn giáo lớn là Nho, Phật, Đạo được du nhập vào Đại Việt

   + Phật giáo phát triển thịnh đạt nhất dưới thời Lý – Trần

   + Nho giáo dần chiếm địa vị là tôn giáo chính thống của nhà nước phong kiến, đặc biệt là dưới thời Lê sơ.

- Nho giáo giữ địa vị thống trị, trở thành cơ sở tư tưởng của nhà nước phong kiến

- Phật giáo suy vi

- Thiên chú giáo được du nhập vào Đại Việt.

Giáo dục - khoa cư

- Thời Lý – Trần:

giáo dục – khoa cử bước đầu phát triển:

   + 1070 mở Văn Miếu thờ Khổng Tử.

   + 1076, mở khoa thi đầu tiên.

   + Khoa cử chưa được quy định một cách hệ thống, quy củ.

- Thời Lê sơ:

   + giáo dục phát triển

   + Khoa cử được chế định rõ ràng

- Giáo dục – khoa cử tiếp tục phát triển.

- chế độ khoa của được chế định rõ ràng

- Dưới thời Tây Sơn: cơ quan Sùng chính viện được thành lập nhằm dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm → khát vọng xây dựng một nền giáo dục mang đậm tính dân tộc của vua Quang Trung

Văn học

- Cả 2 dòng văn học (văn học dân gian và văn học viết) đều phát triển.

- Trong dòng văn học viết: bên cạnh văn học viết bằng chữ Hán, nhiều tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm đã xuất hiện.

- Dòng văn học chữ Hán chiếm ưu thế.

- Xuất hiện nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng.

- tiếp tục phát triển

- Văn học chữ Nôm chiếm ưu thế.

- Xuất hiện nhiều tác phẩm văn học chữ Nôm nổi tiếng:

   + Truyện Kiều

   + Bánh trôi nước

   + Chinh phụ ngâm

Chữ viết - Trên cơ sở chữ Hán đã sáng tạo ra chữ Nôm - Chữ quốc ngữ ra đời ở cuối thế kỉ XVII
Khoa học - kĩ thuật

- Sử học:

   + Biên soạn được nhiều bộ sử nổi tiếng. Ví dụ: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục....

- Địa lý:

   + Biên soạn được Hồng Đức Bản Đồ, Dư Địa Chí....

- Toán học:

   + Đại Thành toán pháp (tác giả: Lương Thế Vinh)

   + Lập Thành toán pháp (Tác giả: Vũ hữu)

- Kĩ thuật:

   + Chế tạo được súng thần cơ.

   + Đóng được tàu chiến lớn

- Sử học:

   + Biên soạn được nhiều bộ sử nổi tiếng. Ví dụ: Đại Nam thực lục, Đại Việt sử kí tiền biên., Phủ Biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục....

- Địa lý:

   + Gia Định thành thông chí (tác giả: Trịnh Hoài Đức)

   + Nhất thống dư địa chí (tác giả: Lê Quang Định)

- Kĩ thuật:

   + Đóng tài chạy bằng máy hơi nước

   + chế tạo được đồng hồ

Kiến trúc – điêu khắc

- xuất hiện nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc có quy mô lớn, độc đáo. Ví dụ:

   + Chùa Một Cột

   + Hoàng thành Thăng Long

   + Thành nhà Hồ

   ............

xuất hiện nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc có quy mô lớn, độc đáo. Ví dụ:

   + Chùa Thiên Mụ

   + Chùa tây Phương

   + Kinh thành Huế

   ..........

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Lịch Sử lớp 7 hay, ngắn gọn khác: