Nêu mối quan hệ giữa bước sóng ánh sáng và màu sắc ánh sáng
Bài 37: Khoảng vân. Bước sóng và màu sắc ánh sáng
Câu 3 (trang 197 sgk Vật Lí 12 nâng cao): Nêu mối quan hệ giữa bước sóng ánh sáng và màu sắc ánh sáng.
Lời giải:
+ Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một bước sóng xác định. Màu ứng với ánh sáng đó gọi là màu đơn sắc hay màu quang phổ. Màu là cảm giác của mắt.
+ Các ánh sáng có màu không đơn sắc là hỗn hợp của nhiều màu đơn sắc với những tỷ lệ khác nhau.
+ Trong quang phổ liên tục, các ánh sáng đơn sắc có bước sóng lân cận nhau gần như có cùng một màu phân ra thành các vùng như bảng sau: (Chỉ đúng trong chân không và không khí) Vùng đỏ (760 nm - 640 nm); Vùng cam vàng (640 nm - 580 nm); Vùng lục (580 nm - 495 nm); Vùng lam chàm (495 nm - 440 nm); Vùng tím (440 nm - 380 nm).
Chú ý: Màu sắc ánh sáng phụ thuộc vào tần số dao động. Khi chuyển từ môi trường này sang môi trường khác tần số không thay đổi nên màu sắc không thay đổi nhưng bước sóng có thể thay đổi theo công thức: λn = λ0/n
Với λn là bước sóng trong môi trường chiết suất n;
λ0 là bước sóng trong môi trường chân không, không khí.