X

Giải bài tập Vật Lí 12 nâng cao

Giải Vật Lí 12 nâng cao Chương 10: Từ vi mô đến vĩ mô


Giải Vật Lí 12 nâng cao Chương 10: Từ vi mô đến vĩ mô

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Vật Lí 12 nâng cao Chương 10: Từ vi mô đến vĩ mô hay, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Vật Lí lớp 12 nâng cao giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà môn Vật Lí 12.

Giải Vật Lí 12 nâng cao Chương 10: Từ vi mô đến vĩ mô

Giải Vật Lí 12 nâng cao Bài 58: Các hạt sơ cấp

Câu 1 (trang 298 sgk Vật Lí 12 nâng cao): Nêu những đặc trưng của các hạt sơ cấp.

Lời giải:

Những đặc trưng của các hạt sơ cấp là:

a. Khối lượng nghỉ m0 . Thí dụ: me = 9,1.10-31kg

b. Năng lượng nghỉ E0 = m0c2. Thí dụ: E0 = 0,511MeV

c. Điện tích Q có đơn vị là điện tích nguyên tố e.

Thí dụ: proton Q = +1, photon Q = 0

d. Spin: là đặc trưng cho chuyển động nội tại của một hạt cơ bản.

+ Momen spin được tính theo số lượng tử spin s.

Thí dụ: Electron, proton, neutron s = 1/2; photon s = 1.

+ Mômen động lượng riêng: Tính bởi công thức: s.h/(2π)

e. Thời gian sống trung bình T:

+ Hạt bền: Hạt bền là hạt không phân rã. Có 4 hạt: proton, electron, photon, neutrino

+ Không bền: là các hạt phân rã thành hạt khác. Các hạt có thời gian sống ngắn: từ 10-24 đến 10-6s. Nơtron thời gian sống dài, khoảng 932s.

Câu 2 (trang 298 sgk Vật Lí 12 nâng cao): Nêu các loại hạt sơ cấp.

Lời giải:

    Các loại hạt sơ cấp gồm:

   a) Photon (lượng tử ánh sáng) có m0 = 0.

   b) Lepton gồm các hạt nhẹ như electron, muyon (μ+-), các hạt tau...

   c) Mêzôn, gồm các hạt có khối lượng trung bình trong khoảng (200 : 900)me, gồm hai nhóm: mêzôn π và mêzôn K.

   d) Barion, gồm các hạt nặng có khối lượng bằng hoặc lớn hơn khối lượng proton. Có hai nhóm barion là nuclon và hyperon. Tập hợp các mêzôn và các barion có tên chung là các hadron.

Câu 3 (trang 298 sgk Vật Lí 12 nâng cao): Nêu giả thuyết về sự tồn tại của quac.

Lời giải:

    Năm 1964, nhà vật lí học Ghen-Man đã nên ra giả thuyết: tất cả các hadron đều cấu tạo từ các hạt nhỏ hơn, gọi là quac (quack).

    Có sáu hạt quac kí hiệu là u, d, s, c, b và t. cùng với các quac, có sáu phần quac với điện tích có dấu ngược lại. điều kì là là điện tích các hạt quac bằng ±e/3; ±2e/3. Các hạt quac đã được quan sát thấy trong thí nghiệm, nhưng đều ở trạng thái liên kết: chưa quan sát được hạt quac tự do.

Bài 1 (trang 298 sgk Vật Lí 12 nâng cao): Các loại hạt sơ cấp là:

    A. Photon, lepton, mezon và hadron.

    B. Photon, lepton, mezon và barion.

    C. Photon, lepton, barion và hadron.

    D. Photon, lepton, nuclon và hiperon.

Lời giải:

    Chọn B.

Bài 2 (trang 298 sgk Vật Lí 12 nâng cao): Điện tích của mỗi quac là một trong số các giá trị nào sau đây?

A. ±e    B. ±e/3

C. ±2e/3    D. ±e/3 và ±2e/3.

Lời giải:

Chọn D.

Tất cả các hadron đều cấu tạo từ các hạt nhỏ hơn, gọi là quark.

• Có 6 loại quark u, d, s, c, b, t.

• Các hạt quark đã được quan sát trong thí nghiệm, nhưng đều ở trạng thái liên kết, mang điện tích ±e/3; ±2e/3.

Xem thêm các bài giải bài tập sgk Vật Lí 12 nâng cao hay khác: