Giải SBT Công nghệ lớp 7 Bài 50: Môi trường nuôi thuỷ sản
Giải SBT Công nghệ lớp 7 Bài 50: Môi trường nuôi thuỷ sản
Với Giải Sách bài tập Công nghệ lớp 7 Bài 50: Môi trường nuôi thuỷ sản hay nhất, chi tiết sẽ giúp các em học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi và làm bài tập về nhà trong sách bài tập môn Công nghệ lớp 7.
Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:
1. Đặc điểm của nước nuôi thủy sản là:
A. Có khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ, khả năng điều hòa chế độ nhiệt, có khả năng hấp thụ và phản xạ ánh sáng, có các chất mùn hòa tan.
B. Có khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ, khả năng điều hòa chế độ nhiệt, tỉ lệ thành phần oxi thấp và khí cacbonic cao hơn trên cạn.
C. Có khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ, tỉ lệ thành phần oxi thấp và khí cacbonic cao hơn trên cạn.
D. Có khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ, tỉ lệ thành phần oxi cao và khí cacbonic thấp hơn trên cạn.
2. Màu nước thích hợp để nuôi thủy sản là:
A. Màu nõn chuối hoặc vàng lục.
B. Màu nâu đỏ hoặc xanh đồng.
C. Màu nõn chuối hoặc màu đen.
D. Màu xanh đen hoặc vàng lục.
3. Nhiệt độ sống thích hợp của tôm là:
A. Từ 20oC đến 25oC.
B. Từ 25oC đến 30oC.
C. Từ 25oC đến 35oC.
D. Từ 20oC đến 35oC.
4. Nhiệt độ sống thích hợp của cá nói chung là:
A. Từ 20oC đến 25oC.
B. Từ 25oC đến 30oC.
C. Từ 25oC đến 35oC.
D. Từ 20oC đến 30oC.
5. Tính chất lí học của nước nuôi thủy sản là:
A. Nhiệt độ, khả năng hấp thụ ánh sáng, độ trong và sự điều hòa chế độ nhiệt của nước.
B. Nhiệt độ, màu sắc, khả năng phản xạ ánh sáng và sự chuyển động của nước.
C. Nhiệt độ,màu sắc, độ trong và sự chuyển động của nước.
D. Nhiệt độ,màu sắc, độ trong và sự điều hòa chế độ nhiệt của nước.
6. Tính chất hóa học của nước bao gồm:
A. Các chất khoáng hòa tan, chất muối hòa tan và độ pH.
B. Các chất khí hòa tan, các muối hòa tan và độ pH.
C. Chất hữu cơ hòa tan, các muối hòa tan và độ pH.
D. Các chất vô cơ hòa tan, các muối hòa tan và độ pH.
7. Trong các vùng nước nuôi thủy sản có rất nhiều sinh vật sống như:
A. Thực vật phù du, động vật phù du và các loại động vật đáy.
B. Thực vật ở đáy, thực vật phù du và các loại động vật đáy.
C. Thực vật thủy sinh, động vật phù du và các loại động vật đáy.
D. Thực vật thủy sinh, thực vật đáy và các loại động vật đáy.
8. Muốn nâng cao chất lượng của nước nuôi tôm, cá cần áp dụng biện pháp:
A. Cải tạo nước ao, cải tạo bờ quanh ao.
B. Cải tạo nước ao, cải tạo cống vào ao.
C. Cải tạo nước ao, cải tạo đất quanh ao.
D. Cải tạo nước ao, cải tạo đất đáy ao.
Lời giải:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
B | A | C | D | C | B | C | D |