Bài 33.2, 33.3, 33.4, 33.5, 33.6, 33.7 trang 47 SBT Hóa học 8
Bài 33.2, 33.3, 33.4, 33.5, 33.6, 33.7 trang 47 SBT Hóa học 8
Bài 33.2 trang 47 sách bài tập Hóa 8: Một học sinh làm thí nghiệm như sau:
(1). Cho dung dịch axit HCl tác dụng với đinh Fe sạch.
(2). Đun sôi nước.
(3).Đốt một mẫu cacbon.
Hỏi:
a) Trong những thí nghiệm nào có sản phẩm mới xuất hiện, chat đó là chất gì?
b) Trong thí nghiệm nào có sự biểu hiện của thay đổi trạng thái?
c) Trong thí nghiệm nào có sự tiêu oxi?
Lời giải:
a) Sản phẩm mới xuất hiện ở thí nghiệm 1 đó là FeCl2 và H2.
Và ở thí nghiệm 3 đó là CO2.
TN1: Fe + HCl → FeCl2 + H2
TN3: C + O2 → CO2
b) Đó là TN2, nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
c) Đó là TN3 do sự cháy xảy ra.
Bài 33.3 trang 47 sách bài tập Hóa 8: a) Viết phương trình phản ứng điều chế hidro trong phòng thí nghiệm.
b) Nguyên liệu nào được dùng để điều cế H2 trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
Lời giải:
a) Điều chế hidro trong phòng thí nghiệm:
b) Nguyên liệu để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm:
- Kim loại: Fe, Zn, Al, Mg.
- Axit: HCl, H2SO4 loãng.
Nguyên liệu dể điều chế H2 trong công nghiệp:
- Chủ yếu là khí thiên nhiên, chủ yếu là CH4 ( metan) có lẫn O2 và hơi nước:
- Tách hidro tử khí than hoặc từ chế biến dầu mỏ, được thực hiện bằng cách làm lạnh, ở đó tất cả các khí, trừ hidro, đều bị hóa lỏng.
Bài 33.4 trang 47 sách bài tập Hóa 8: Một em học sinh tự làm thí nghiệm ở nhà, cho đinh sắt sạch vào giấm ăn ( dung dịch axit axetic CH3COOH).
Thí nghiệm trên và thí nghiệm điều chế hidro trong sách giáo khoa ( Bài 33) có những hiện tượng gì khác nhau, em hãy so sánh. Cho biết khí thoát ra là khí gì? Cách nhận biết.
Lời giải:
- So với thí nghiệm ở SGK, thí nghiệm này có ít bọt khí xuất hiện trên bề mặt mảnh sắt, khí thoát ra khỏi dung dịch giấm ăn chậm, mảnh sắt tan dần chậm hơn mảnh Zn.
- Khí thoát ra là khí hidro.
- Nhận biết:
* Đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí, khí thoát ra sẽ cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt, đó là khí H2.
Bài 33.5 trang 47 sách bài tập Hóa 8: Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và magie, các dung dịch axit sunfuric loãng H2SO4 và axit clohidric HCl.
a) Hãy viết các phương trình phản ứng để điều chế khí H2.
b) Muốn điều chế được 1,12 lit khí hidro (đktc) phải dùng kim loại nào, axit nào chỉ cần một khối lượng nhỏ nhất?
Lời giải:
Để điều chế 0,05 mol H2 thì:
nZn = nMg = 0,05 mol mà MMg < MZn
⇒ Dùng Mg sẽ cần khối lượng nhỏ hơn
nHCl = 2.nH2 = 0,05 . 2 = 0,1 mol ⇒ mHCl = 0,1 . 36,5 = 3,65 g
nH2SO4 = nH2 = 0,05 mol ⇒ mH2SO4 = 0,05 .98 = 4,9g
⇒ Dùng axit HCl sẽ cần khối lượng nhỏ hơn
Nên với những chất đã cho muốn dùng với khối lượng nhỏ nhất để điều chế H2 ta dùng Mg và axit HCl
Bài 33.6 trang 47 sách bài tập Hóa 8: Trong giờ thực hành hóa học, học sinh A cho 32,5g kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng, học sinh B cho 32,5g sắt cũng là dung dịch H2SO4 loãng ở trên. Hãy cho biết học sinh nào thu được khí hidro nhiều hơn? (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)
Lời giải:
PTPU:
Vậy thí nghiệm của học sinh B sẽ thu được nhiều khí hidro hơn.
Bài 33.7 trang 47 sách bài tập Hóa 8: Trong giờ thực hành hóa học, một học sinh nhúng một đinh sắt vào dung dịch muối đồng sunfat CuSO4. Sau một thời gian, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch muối. Thanh sắt bị phủ một lớp màu đỏ gạch và dung dịch có muối sắt (II) sunfat FeSO4.
a) Hãy viết phương trình phản ứng.
b) Hãy cho biết phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào?
Lời giải:
a) Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4
b) Phản ứng trên là phản ứng thế.