A, B, C là ba hiđrocacbon khi đốt cháy đều thu được số mol khí CO2 bằng hai lần số mol hiđrocacbon đem đốt
Sách bài tập Hóa lớp 9 Bài 42: Luyện tập chương 4 : Hiđrocacbon - Nhiên liệu
Giải bài 3? trang 52 SBT Hóa học 9 Bài 42: Luyện tập chương 4 : Hiđrocacbon - Nhiên liệu giúp học sinh biết cách làm bài tập Hóa 9.
Bài 42.3 trang 52 Sách bài tập Hóa học 9: A, B, C là ba hiđrocacbon khi đốt cháy đều thu được số mol khí CO2 bằng hai lần số mol hiđrocacbon đem đốt. Biết :
A không làm mất màu dung dịch brom.
Một mol B tác dụng được tối đa với 1 mol brom.
Một mol C tác dụng được tối đa với 2 mol brom.
Hãy xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, B, C.
Lời giải:
Gọi công thức của ba hiđrocacbon đó là : CxHy, CaHb, CnHm.
Khi đốt ta có :
Vì số mol CO2 tạo ra bằng 2 lần số mol hiđrocacbon đem đốt. Vậy theo phương trình hoá học của phản ứng cháy
→ X = a = n = 2.
Mặt khác : A không làm mất màu nước brom → không có liên kết đôi hoặc ba. Vậy A là CH3 - CH3.
1 mol B chỉ tác dụng tối đa với 1 mol brom → có 1 liên kết đôi.
Vậy B là CH2 = CH2.
1 mol C tác dụng tối đa với 2 mol brom → có liên kết ba.
Vậy C là CH ≡CH.