Bài 18, 19, 20, 21, 22, 23 trang 158 SBT Toán 8 tập 1
Bài 18, 19, 20, 21, 22, 23 trang 158 SBT Toán 8 tập 1
Bài 18 trang 158 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác vuông cân, biết độ dài cạnh huyền là l. Tính diện tích tam giác đó.
Lời giải:
Gọi độ dài cạnh góc vuông của tam giác vuông cân là a (0 < a < l)
Theo Pi-ta-go, ta có: a2 + a2 = l2 ⇒ a2 = l2 / 2
Vậy S = 1/2 a.a = 1/2 a2 = 1/2 .l2 / 2 = 1/4 l2
Bài 19 trang 158 SBT Toán 8 Tập 1: Tính diện tích các hình trong hình vẽ sau (mỗi ô vuông là một đơn vị diện tích). Hãy giải thích vì sao tính được như vậy.
Lời giải:
Hình A cắt rời thành hai tam giác ghép lại được một hình chữ nhật có một cạnh 3 ô vuông và một cạnh 2 ô vuông nên có diện tích ô vuông (6 đơn vị diện tích)
Hình B là một hình thang cân, cắt theo đường cao kẻ từ một đỉnh của đáy nhỏ ghép lại tạ được một hình chữ nhật có một cạnh 3 ô vuông và một cạnh 24 ô vuông nên diện tích bằng 6 ô vuông (6 đơn vị diện tích).
Hình C là hình thang vuông, cắt phẩn nhọn ghép lên phẩn trên, ta được một hình chữ nhật có một cạnh là 8 ô vuông và một cạnh 2 ô vuông nên diện tích bằng 6 ô vuông (6 đơn vị diện tích).
Hình D ta lấy diện tích hình vuông có cạnh 5 ô vuông trừ đi phần khuyết của 4 góc mỗi góc là một nửa ô vuông ta có diện tích là 5 x 5 – 4. 1/2 = 25 – 2 = 23 ô vuông (23 đơn vị diện tích).
Bài 20 trang 158 SBT Toán 8 Tập 1: Trên giấy ô vuông hãy vẽ:
a. Hai hình chữ nhật có cùng chu vi khác diện tích.
b. Hai hình chữ nhật có kích thước khác nhau nhưng có diện tích bằng nhau
Lời giải:
Bài 21 trang 158 SBT Toán 8 Tập 1: Cho hình bình hành ABCD (như hình vẽ). Từ A và C kẻ AH và CK vuông góc với đường chéo BD. Chứng minh.rằng hai đa giác ABCH và ADCK có cùng diện tích.
Lời giải:
Ta có:
ΔABC = ΔADC (c.c.c) ⇒ SABC = SADC (1)
ΔAHC = ΔAKC (c.c.c) ⇒ SAHC = SAKC (2)
Từ (l) và (2) ⇒ SABC + SAHC = SADC + SAKC
Hay SABCH = SADCK
Bài 22 trang 158 SBT Toán 8 Tập 1: Cho hình bình hành ABCD. Đường phân giác của các góc A và C cắt đường chéo BD tại E, F.
a. Chứng minh hai hình ABCFE và ADCFE có cùng diện tích.
b. Các hình đó có phải là đa giác lồi không? Vì sao?
Lời giải:
a. Ta có:
ΔABE = ΔCDF (g.c.g) ⇒ SABE = SCDF (l)
ΔAED = ΔCFB (g.c.g) ⇒ SAED = SCFB (2)
Từ (1) và (2) ⇒ SABE + SCFB = SCDF + SAED
Hay SABCFE = SADCFE
b. Hình ABCFE không phải là đa giác lồi vì nó năm trên hai nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa cạnh EF.
Hình ADCFE không phải là đa giác lồi vì nó năm trên hai nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa cạnh EF.
Bài 23 trang 158 SBT Toán 8 Tập 1: Trên hình vẽ bên dưới, các tứ giác ABCD, EFCH đều là hình bình hành. Điểm E nằm trên đường chéo AC.
a. Chứng minh rằng đa giác AEHD và hình ABCFE có diện tích bằng nhau
b. ABCFE có phải là đa giác lồi không? Vì sao?
Lời giải:
a. Ta có:
ΔABC = ΔCDA (c.c.c) ⇒ SABC = SCDA (1)
ΔEFC = ΔCHE (c.c.c) ⇒ SEFC = SCHE (2)
Từ (1) và (2) ⇒ SABC – SEFC = SCDA – SCHE
Hay SABCFE = SAEHD
b. Hình ABCFE không phải là tứ giác lồi vì nó nằm trên hai nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa cạnh CF.