Bài 89, 90, 91 trang 91 SBT Toán 8 tập 1
Bài 89, 90, 91 trang 91 SBT Toán 8 tập 1
Bài 89 trang 91 SBT Toán 8 Tập 1: Dựng hình bình hành ABCD biết:
a. AB = 2cm, AD = 3cm, ∠A = 110o
b. AC = 4cm, BD = 5cm, ∠(BOC) = 50o
Lời giải:
a. Cách dựng (hình a)
- Dựng ΔABD có AB = 2cm, ∠A = 110o, AD = 3cm
- Dựng tia Bx //AD
- Dựng tia Dy // AB cắt AB tại Bx tại C
Ta có hình bình hành ABCD cẩn dựng
Chứng minh
AB //CD, AD // BC nên tứ giác ABCD là hình bình hành.
Ta lại có: AB = 2cm, ∠A = 110o, AD = 3cm.
Bài toán có một nghiệm hình.
b. Cách dựng (hình b)
- Dựng ΔOBC có OC = 2cm, OB = 2,5 cm, O = 50o
- Trên tia đối tia OC lấy điểm A sao cho OA = OC = 2cm
- Trên tia đối tia OB lấy điểm D sao cho OD = OB = 2,5cm
Nối AB, BC, CD, AD ta có hình bình hành ABCD cần dựng
Chứng minh
Tứ giác ABCD có OA = OC, OB = OD nên nó là hình bình hành vì có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
Có AC = 4cm , BD = 5cm, ∠(BOC) = 50o
Bài toán có một nghiệm hình
Bài 90 trang 91 SBT Toán 8 Tập 1: Cho ba điểm A, B, C trên giấy kẻ ô vuông ở hình bên. Hãy vẽ điểm thứ tư M sao cho A, B,C, M là 4 đỉnh của một hình bình hành.
Lời giải:
- Nếu hình bình hành nhận AC làm đường chéo vỉ AB là dường chéo hình vuông có 2 ô vuông nên CM1 là đường chéo hình vuông cạnh 2 ô vuông và A, M1 nằm trên một nửa mặt phẳng bờ BC ta có hình bình hành ABCM1
- Nếu hình bình hành nhận BC làm đường chéo, điểm A cách điểm C ba ô vuông, điểm B cách điểm M2 là ba ô vuông và trên một nửa mặt phẳng bờ AB ta có hình bình hành ABM2C
- Nếu hình bình hành nhận AB làm đường chéo thì điểm M3 cách điểm B ba ô vuông, M3 và A nằm trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC ta có hình bình hành ACBM3.
Bài 91 trang 91 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC. Dựng đường thẳng song song với BC, cắt cạnh AB ở E, cắt cạnh AC ở F sao cho BE = AF.
Lời giải:
Cách dựng:
- Dựng đường phân giác AD.
- Qua D dựng đường thẳng song song AB cắt AC tại F.
- Qua F dựng đường thẳng song song với BC cắt AB tại E.
Ta có điểm E, F cẩn dựng.
Chứng minh:
DF // AB
⇒ ∠A1= ∠D1(so le trong); ∠A1= ∠A2(gt)
Suy ra: ∠D1= ∠A2
⇒ ΔAFD cân tại F ⇒ AF = DF (l)
DF // AB hay DF // BE
EF // BC hay EF // ED
Tứ giác BDFE là hình bình hành ⇒ BE = DF (2)
Từ (1) và (2) suy ra: AF = BE.