X

Giải sách bài tập Vật Lí 7

Bài 17.5, 17.6, 17.7, 17.8, 17.9 trang 37 SBT Vật Lí 7


Bài 17.5, 17.6, 17.7, 17.8, 17.9 trang 37 SBT Vật Lí 7

Bài 17.5 trang 37 SBT Vật Lí 7: Câu khẳng định nào dưới đây đúng:

A. Thanh nam châm luôn bị nhiễm đện do nó hút được các vụn sắt.

B. Thanh sắt luôn bị nhiễm điện vì nó hút được mảnh nam châm.

C. Khi bị cọ xát, thanh thủy tinh bị nhiễm điện vì khi đó nó hút được các vụn giấy.

D. Mặt đất luôn bị nhiễm điện vì nó hút mọi vậy gần đó.

Lời giải:

Đáp án: C

Thanh nam châm hút được các vụn sắt vì thanh nam châm có từ tính chứ không phải thanh nam châm bị nhiễm điện, còn mặt đất hút mọi vật vì nó có lực hấp dẫn của tâm Trái Đất nên đáp án C là đáp án đúng.

Bài 17.6 trang 37 SBT Vật Lí 7: Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào sau đây?

A. Áp sát thước nhựa vào 1 cực của pin.

B. Áp sát thước nhựa vào một đầu của thanh nam châm.

C. Hơ nóng nhẹ thước nhựa trên ngọn lửa.

D. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô.

Lời giải:

Đáp án: D

Muốn làm cho thước nhựa nhiễm điện ta phải cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô.

Bài 17.7 trang 37 SBT Vật Lí 7: Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy? Vì sao?

A. Vì mảnh phim nhựa được làm sạch bề mặt.

B. Vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.

C. Vì mảnh phim nhựa có tính chất từ như nam châm.

D. Vì mảnh phim nhựa bị nóng lên.

Lời giải:

Đáp án: B

Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.

Bài 17.8 trang 37 SBT Vật Lí 7: Một mảnh thủy tinh không bị nhiễm điện, được treo lên giá bằng một sợi dây mềm như ở hình 17.2. Cọ xát một đầu thước nhựa rồi đưa đầu thước này lại gần một đầu thanh thủy tinh nói trên. Hỏi có hiện tượng gì xảy ra và vì sao?

 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 7

Lời giải:

Thanh thủy tinh bị hút về phía thước nhựa vì khi cọ xát một đầu thước nhựa thì thước nhựa bị nhiễm điện nên có khả năng hút các vật nhỏ nhẹ khác.

Bài 17.9 trang 37 SBT Vật Lí 7: Trong các nhà máy dệt thường có những bộ phận chải các sợ vải. Ở điều kiện bình thường, các sợi vải này dễ bị chập dính vào nhau và bị rối. Giải thích tại sao? Có thể sử dụng biện pháp gì để khác phục hiện tượng bất lợi này?

Lời giải:

- Khi chải các sợi vải thì các sợi vải bị nhiễm điện do cọ xát nên các sợi vải có thể hút nhau và bị rối.

- Biện pháp khắc phục: người ta dùng bộ phận chải các sợi vải được cấu tạo bằng chất liệu có tác dụng khi sợi vải chạy qua bộ phận chải thì không còn bị nhiễm điện nữa.

Xem thêm các bài Giải sách bài tập Vật Lí 7 khác:

Mục lục Giải sách bài tập Vật Lí 7:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.