Bài 7.8, 7.9, 7.10 trang 20 SBT Vật Lí 7
Bài 7.8, 7.9, 7.10 trang 20 SBT Vật Lí 7
Bài 7.8 trang 20 SBT Vật Lí 7: Cho một điểm sáng S đặt trước một gương cầu lồi tâm O, bán kính R. Coi phần mặt cầu nhỏ quanh một điểm M nằm trên mặt gương cầu như một gương phẳng nhỏ đặt vuông góc với bán kính OM ( hình 7.2)
a. Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng để vẽ ảnh của S tạo bởi gương cầu lồi. Nêu rõ cách vẽ.
b. Ảnh đó là ảnh gì? ở gần hay xa gương hơn vật?
Lời giải:
a. Muốn vẽ ảnh của S, ta vẽ hai tia tới xuất phát từ S, hai tia phản xạ sẽ có đường kéo dài gặp nhau ở ảnh S’.
Vẽ tia tới SI. Áp dụng định luật phản xạ đối với gương phẳng nhỏ đặt ở I (i = r) ta có tia phản xạ IR.
Vẽ tia tới SK có đường kéo dài đi qua tâm O, tia SI sẽ vuông góc với mặt gương tại K, góc tới bằng 0 nên góc phản xạ bằng 0, do đó tia phản xạ trùng với tia tới.
Kết quả là hai tia phản xạ có đường kéo dài gặp nhau ở S’ là ảnh của S.
b. Vậy S’ là ảnh ảo và ảnh S’ ở gần gương hơn S.
Bài 7.9 trang 20 SBT Vật Lí 7: Dựa vào thí nghiệm ở hình 5.3 SGK, hãy đề xuất một phương án thí nghiệm để kiểm tra xem ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi lớn hơn hay nhỏ hơn vật.
Lời giải:
Theo phần bố thí nghiệm như hình 5.3 SGK Vật lí 7, trong đó thay gương phẳng bằng tấm kính màu trong suốt có mặt cong giống gương cầu lồi. Tấm kính cong là một gương cầu lồi, nó vừa tạo ra ảnh của viên phấn thứ nhất, vừa cho ta nhìn thấy các vật ở phía bên kia của tấm kính. Dùng viên phấn thứ 2 đúng bằng viên phấn thứ nhất, đưa ra sau tấm kính để kiểm tra dự đoán về độ lớn của ảnh.
Kết quả cho thấy: độ lớn ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật.
Bài 7.10 trang 20 SBT Vật Lí 7: Đặt mắt tại một điểm M ở phía trước một gương cầu lồi tâm O, bán kính R. Áp dụng phép vẽ như ở bài 7.8 để xác định cùng mà có thể quan sát được trong gương.
Lời giải:
Muốn nhìn thấy ảnh của S, mắt phái nằm trong chùm tia phản xạ ứng với chùm tia tới xuất phát từ S. chùm tia tới rộng nhất, giới hạn bởi hai tia tới mép gương là SI và SK cho hai phản xạ IR1 và IR2. Vậy mắt phải đặt trong khoảng không gian giới hạn bởi IR1 và IR2.