Bài 8.10, 8.11, 8.12, 8.13, 8.14, 8.15 trang 28 SBT Vật Lí 8


Bài 8.10, 8.11, 8.12, 8.13, 8.14, 8.15 trang 28 SBT Vật Lí 8

Bài 8.10 (trang 28 Sách bài tập Vật Lí 8): Một ống thủy tinh hình trụ đựng chất lỏng đang được đặt thẳng đứng. Nếu nghiêng ống đi sao cho chất lỏng không chảy ra khỏi ống, thì áp suất chất lỏng gây ra ở đáy bình.

A. tăng

B. giảm

C. không đổi

D. bằng không.

Lời giải:

Chọn B

Vì chiều cao của cột chất lỏng giảm nên áp suất của nó giảm.

Bài 8.11 (trang 28 Sách bài tập Vật Lí 8): Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d1, chiều cao h1; bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d2= 1,5d, chiều cao h2=0,6 h1. Nếu gọi áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1 là p1, lên đấy bình hao là p2 thì

A. p2= 3p1

B. p2= 0,9p1

C. p2= 9p1

D. p2= 0,4p1

Lời giải:

Bài 8.10, 8.11, 8.12, 8.13, 8.14, 8.15 trang 28 SBT Vật Lí 8 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 8

Bài 8.12 (trang 28 Sách bài tập Vật Lí 8): Tại sao khi ta lặn luôn cảm thấy tức ngực và càng lặn sâu thì cảm giác tức ngực càng tăng?

Lời giải:

Khi lặn càng sâu thì khoảng cách của người so với mặt thoáng chất lỏng càng lớn nên áp suất của nước càng tăng nên cảm giác tức ngực càng tăng.

Bài 8.13 (trang 28 Sách bài tập Vật Lí 8): Trong bình thông nhau vẽ ở hình 8.7, nhánh lớn có tiết diện lớn gấp đôi nhánh nhỏ. Khi chưa mở khóa T, chiều cao của cột nước ở nhánh lớn là 30 cm. Tìm chiều cao của cột nước ở hai nhánh sau khi đã mở khóa T và khi nước đã đứng yên. Bỏ qua thể tích của ống nối hai nhánh.

Lời giải:

Gọi diện tích tiết diện của ống nhỏ là S, thì diện tích tiết diện của ống lớn là 2S. Sau khi mở khóa T, cột nước ở 2 nhánh có cùng chiều cao h.

Do thể tích nước trong bình thông nhau là không đổi nên ta có:

2S × 30 = S× h + 2S × h => h = 20cm.

Bài 8.14 (trang 28 Sách bài tập Vật Lí 8): Hình 8.9 SGK (tr.31) mô tả nguyên tắc hoạt động của một máy nâng dùng chất lỏng. Muốn có một lực nâng 20000N tác dụng lên pít- tông lớn, thì phải tác dụng lên pít – tông nhỏ một lực bằng bao nhiêu?

Biết pít – tông lớn có diện tích lớn gấp 100 lần pit – tông nhỏ và chất lỏng có thể truyền nguyên vẹn áp suất từ pit- tông nhỏ sang pit – tông lớn.

Lời giải:

Theo nguyên lí Pa-xcan (có thể em chưa biết trang 31) ta có

Bài 8.10, 8.11, 8.12, 8.13, 8.14, 8.15 trang 28 SBT Vật Lí 8 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 8

Bài 8.15 (trang 28 Sách bài tập Vật Lí 8): Một ống thủy tinh được bịt kín một đầu bằng màng cao su mỏng. Nhúng ống thủy tinh vào một chậu nước (H.8.8). Màng cao su có hình dạng như thế nào và tại sao lại có hình dạng như thế trong các trường hợp sau đây?

a) khi chưa có đổ nước vào ống tủy tinh.

b) Khi đổ nước vào ống sao cho mực nước trong ống bằng mực nước ngoài ống.

c) Khi đổ nước vào ống sao cho mực nước trong ống thấp hơn mực nước ngoài ống.

d) Khi đổ nước vào ống sao cho mực nước trong ống cao hơn mực nước ngoài ống.

Bài 8.10, 8.11, 8.12, 8.13, 8.14, 8.15 trang 28 SBT Vật Lí 8 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 8

Lời giải:

a) Màng cao su bị cong lên phía trên do áp suất của nước trong chậu gây ra.

b) Khi đổ nước vào ống sao cho mực nước trong ống bằng với mực nước ở ngoài, khi đó áp suất của nước trong ống và ngoài ống cân bằng nhau nên màng cao su có dạng phẳng.

c) Khi đổ nước vào ống sao cho mực nước trong ống thấp hơn mực nước ngoài ống thì áp suất của nước ngoài chậu lớn hơn nên màng cao su bị lõm vào trong ống.

d) Khi đổ nước vào trong ống sao cho mực nước trong ống cao hơn mực nước ngoài ống khi đó áp suất do cột nước trong ống gây ra lớn hơn áp suất của nước ngoài chậu nên màng cao su bị cong xuống phía dưới.

Xem thêm các bài Giải sách bài tập Vật Lí 8 khác:

Mục lục Giải sách bài tập Vật Lí 8:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.