1>Bài 8.5, 8.6, 8.7, 8.8, 8.9 trang 27 SBT Vật Lí 81>
2>Bài 8.5, 8.6, 8.7, 8.8, 8.9 trang 27 SBT Vật Lí 82>

Bài 8.5 (trang 27 Sách bài tập Vật Lí 8): Một cái bình có lỗ nhỏ O ở thành bên và đáy là một pittông A (H.8.4). Người ta đổ nước tới miệng bình. Có một tia nước phun ra từ O.

a) Khi mực nước hạ dần từ miệng bình đến điểm O thì hình dạng của tia nước thay đổi như thế nào?

b) Người ta kéo pittông tới vị trí A’ rồi lại đổ nước cho tới miệng bình. Tia nước phun từ O có gì thay đổi không? Vì sao?

Bài 8.5, 8.6, 8.7, 8.8, 8.9 trang 27 SBT Vật Lí 8 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 8

Lời giải:

Hình dạng của tia nước phụ thuộc vào áp suất mà nước tác dụng vào thành bình tại điểm O. Áp suất đó càng lớn thì tia nước càng vọt ra xa bình.

a) Mực nước hạ dần từ miệng bình tới điểm O thì áp suất tác dụng lên điểm O giảm dần. Vì vậy tia nước dần về phía thành bình. Khi mực nước tiến sát điểm O, áp suất rất nhỏ, không tạo được tia nước, và nước sẽ chạy dọc theo thành bình xuống đáy bình.

b) Khi kéo pittông từ vị trí A đến vị trí A’, đáy bình được nâng cao đến gần điểm O, nhưng khoảng cách từ O đến miệng bình không thay đổi, nên áp suất mà nước tác dụng vào điểm O không đổi.

Bài 8.6 (trang 27 Sách bài tập Vật Lí 8): Một bình thông nhau chứa nước biển. Người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Hai mặt thoáng ở hai nhánh chênh lệch nhau 18mm. Tính độ cao của cột xăng. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển là 10 3000N/m3 và của xăng là 7000N/m3.

Lời giải:

Bài 8.5, 8.6, 8.7, 8.8, 8.9 trang 27 SBT Vật Lí 8 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 8

Ta có: h = 18mm; d1 = 7000N/m2; d2 = 10300N/m2.

Xét hai điểm A và B trong hai nhánh nằm trong cùng một mặt phẳng ngang trùng với mặt phân cách giữa xăng và nước biển.

Ta có: pA = pB mà pA = d1h1; pB = d2h2;

Suy ra: d1h1 = d2h2;

Theo hình vẽ thì h2 = h1 – h, do đó:

d1h1 = d2(h1 – h) = d2h1 – d2h

Bài 8.5, 8.6, 8.7, 8.8, 8.9 trang 27 SBT Vật Lí 8 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 8

Bài 8.7 (trang 27 Sách bài tập Vật Lí 8): Hãy so sánh áp suất tại các điểm M, N và Q, trong bình chứa chất lỏng ở hình 8.5

A. pM < pN < pQ

B. pM = pN = pQ

C. pM > pN > pQ

D. pM < pN = pQ

Bài 8.5, 8.6, 8.7, 8.8, 8.9 trang 27 SBT Vật Lí 8 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 8

Lời giải:

Chọn C

Vì trong bình chứa cùng một chất lỏng thì trọng lượng riêng tại các điểm là như nhau nên áp suất chất lỏng phụ thuộc vào độ sâu của điểm đó tới mặt thoáng của chất lỏng.

Độ sâu hM > hN > hQ nên pM > pN > pQ

Bài 8.8 (trang 27 Sách bài tập Vật Lí 8): Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng?

A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống.

B. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.

C. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

D. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng.

Lời giải:

Chọn C

Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và cả trong lòng của chất lỏng.

Bài 8.9 (trang 27 Sách bài tập Vật Lí 8): Hình 8.6 vẽ mặt cắt của một con đê chắn nước, cho thấy mặt đê bao giờ cũng hẹp hơn chân đê. Đê được cấu tạo như thế nhằm để

A. tiết kiệm đất đắp đê.

B. làm thành mặt phẳng nghiêng, tạo điều kiện thuận lợi cho người muốn đi lên mặt đê.

C. có thể trồng cỏ lên trên đê, giữ cho đê khòi bị lở.

D. chân đê có thể chịu được áp suất lớn hơn nhiều so với mặt đê.

Bài 8.5, 8.6, 8.7, 8.8, 8.9 trang 27 SBT Vật Lí 8 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 8

Lời giải:

Chọn D

Mặt đê hẹp hơn chân đê để chân đê có thể chịu được áp suất lớn hơn nhiều so với mặt đê.

Xem thêm các bài Giải sách bài tập Vật Lí 8 khác:

Mục lục Giải sách bài tập Vật Lí 8:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.