Một học sinh thả 300g chì ở 100oC vào 250g nước 58,5oC làm cho nước nóng lên tới 60oC
SBT Vật Lí 8 Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt trang 67
Giải bài 3 trang 67 sách bài tập Vật Lí lớp 8 chi tiết trong bài học Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt giúp học sinh biết cách làm bài tập Vật Lí 8.
Bài 25.3 (trang 67 Sách bài tập Vật Lí 8): Một học sinh thả 300g chì ở 100oC vào 250g nước 58,5oC làm cho nước nóng lên tới 60oC.
a) Hỏi nhiệt độ của chì ngay khi cân bằng nhiệt?
b) Tính nhiệt lượng nước thu vào.
c) Tính nhiệt dung riêng của chì.
d) So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì tra trong bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg.K
Lời giải:
Tóm tắt
m1 = 300g = 0,3kg
t2 = 100oC
m2 = 250g = 0,25kg
c1 = 4190J/kg.K
t1 = 58,5oC
t = 60oC
Tìm c2 = ?(J/kg.K)
Bài giải
a) Nhiệt độ cuối cùng của chì bằng nhiệt độ cuối của nước:
Qtỏa = Qthu
m1.c1.(100 – tcân bằng) = m2.c2.( tcân bằng – 58,5)
=> tcân bằng = 60oC
b) Nhiệt lượng nước thu vào là:
Q = m1c1(t – t1) = 4190.0,25(60 – 58,5) = 1571,25J
c) Nhiệt lượng trên là do chì tỏa ra, do đó có thể tính được nhiệt dung riêng của chì là:
d) Chỉ gần bằng, vì đã bỏ qua nhiệt lượng truyền cho môi trường xunh quanh.