Bài 12.9, 12.10, 12.11, 12.12 trang 35 SBT Vật Lí 8


Bài 12.9, 12.10, 12.11, 12.12 trang 35 SBT Vật Lí 8

Bài 12.9 (trang 35 Sách bài tập Vật Lí 8): Thả một vật đặc có trọng lượng riêng dv vào một bình đựng chất lỏng có trọng lượng riêng d1 thì

A. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên lơ lửng trong chất lỏng khi dv > d1.

B. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên một phần trên mặt chất lòng khi dv = d1.

C. vật sẽ chìm xuống đáy rồi nằm im tại đáy khi dv > d1.

D. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi một nửa trên mặt chất lỏng khi dv = 2d1.

Lời giải:

Chọn C

Thả một vật đặc có trọng lượng riêng dv vào một bình đựng chất lỏng có trọng lượng riêng d1 thì vật sẽ chìm xuống đáy rồi nằm im tại đáy khi dv > d1.

Bài 12.10 (trang 35 Sách bài tập Vật Lí 8): Cùng một vật được thả vào bốn bình đựng bốn chất lỏng khác nhau (H.12.4). Hãy dựa vào hình vẽ để so sánh trọng lượng riêng của các chất lỏng.

Bài 12.9, 12.10, 12.11, 12.12 trang 35 SBT Vật Lí 8 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 8

A. d1 > d2 > d3 > d4

B. d4 > d1 > d2 > d3

C. d3 > d2 > d1 > d4

D. d4 > d1 > d3 > d2

Lời giải:

Chọn C

Khi vật chìm thì lực đẩy Ác- si – mét FA < P nên dl < dv trọng lượng riêng của chất lỏng d4 là nhỏ nhất. Khi vật lơ lửng trong chất lỏng thì lực đẩy Ác – si – mét FA = P nên dl = dv mà các vật đều giống nhau nên dv là như nhau nên d1 > d4.

Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác – si – mét cân bằng với trọng lượng của vật nên lực đẩy Ác – si –mét trong hai trường hợp đó bằng nhau (bằng trọng lượng của vật).

+ Trường hợp thứ hai: F2 = d2V2

+ Trường hợp thứ ba: F3 = d3V3

Mà F2 = F3 và V2 > V3 (V2, V3 là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ). Do đó, trọng lượng riêng của chất lỏng thứ hai lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng thứ nhất hay d2 < d3.

Từ trên ta có : d3 > d2 > d1 > d4

Bài 12.11 (trang 35 Sách bài tập Vật Lí 8): Hai vật 1 và 2 có cùng thể tích được thả vào một bình đựng nước. vật 1 chìm xuống đáy bình, vật 2 lơ lửng trong nước. Nếu gọi P1 là trọng lượng của vật 1, F1 là lực đẩy Ác – si –mét tác dụng lên vật 1; P2 là trọng lượng của vật 2, F2 là lực đẩy Ác – si –mét tác dụng lên vật 2 thì

A. F1 = F2 và P1 > P2

B. F1 > F2 và P1 > P2

C. F1 = F2 và P1= P2

D. F1 < F2 và P1 > P2

Lời giải:

Chọn A

Khi vật cùng thể tích và được thả vào cùng một bình nước thì lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên cả 2 vật là như nhau nên F1 = F2

Khi vật 1 chìm ở trong nước thì lực đẩy Ác – si – mét nhỏ hơn trọng lượng: F1 < P1

Khi vật 2 lơ lửng ở trong nước thì lực đẩy Ác – si – mét bằng với trọng lượng: F2 = P2

Do F1 = F2 nên P1 > P2.

Bài 12.12 (trang 35 Sách bài tập Vật Lí 8): Dùng tay ấn một quả cầu rỗng bằng kim loại xuống đáy một bình đựng nước. Khi bỏ tay ra, quả cầu từ từ nổi lên và nổi một phần trên mặt nước. Hiện tượng trên xảy ra vì.

A. trọng lượng riêng của chất làm quả cầu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.

B. lực đẩy Ác – si – mét luôn bằng trọng lượng của quả cầu.

C. lực đẩy Ác – si – mét mới đầu lớn hơn trọng lượng quả cầu, sau đó giảm dần tới bằng trọng lượng của quả cầu.

D. lực đẩy Ác – si – mét mới đầu lớn hơn trọng lượng quả cầu, sau đó giảm dần tới nhỏ hơn trọng lượng của quả cầu.

Lời giải:

Chọn C

Dùng tay ấn một quả cầu rỗng bằng kim loại xuống đáy một bình đựng nước. Khi bỏ tay ra, quả cầu từ từ nổi lên và nổi một phần trên mặt nước. Hiện tượng trên xảy ra vì lúc đầu lực đẩy Ác – si – mét mới đầu lớn hơn trọng lượng quả cầu, sau đó giảm dần tới bằng trọng lượng của quả cầu.

Xem thêm các bài Giải sách bài tập Vật Lí 8 khác:

Mục lục Giải sách bài tập Vật Lí 8:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.