Bài 6.10, 6.11, 6.12, 6.13, 6.14 trang 18 SBT Vật Lí 9
Bài 6.10, 6.11, 6.12, 6.13, 6.14 trang 18 SBT Vật Lí 9
Bài 10 trang 18 sách bài tập Vật Lí 9: Khi mắc nối tiếp hai điện trở R1 và R2 vào hiệu điện thế 1,2V thì dòng điện chạy qua chúng có cường độ I = 0,12A
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp này
b) Nếu mắc song song hai điện trở nói trên vào một hiệu điện thế thì dòng điện chạy qua điện trở R1 có cường độ I1 gấp 1,5 lần cường độ I2 của dòng điện chạy qua điện trở R2. Hãy tính điện trở R1 và R2
Tóm tắt:
a) R1 nối tiếp R2; U = 1,2 V; I = 0,12 A; Rtđ = ?
b) R1 song song R2: I1 = 1,5I2, R1 = ?; R2 = ?
Lời giải:
a) R1 nối tiếp R2 nên điện trở tương đương của đoạn mạch:
b) Vì R1 mắc song song R2 nên: U1 = U2 ⇔ I1.R1 = I1.R2
Mà I1 = 1,5I2 → 1,5I2.R1 = I2.R2 → 1,5R1 = R2
Thay R2 = 1,5R1 vào (1) ta được: R1 + 1,5R1 = 10 ⇒ 2,5R1 = 10 ⇒ R1 = 4Ω
⇒ R2 = 1,5.4 = 6Ω
Bài 11 trang 18 sách bài tập Vật Lí 9: Cho ba điện trở là R1 = 6Ω ; R2 = 12Ω và R3 = 18Ω. Dùng ba điện trở này mắc thành đoạn mạch song song có hai mạch rẽ, trong đó có một mạch rẽ gồm hai điện trở mắc nối tiếp.
a) Vẽ sơ đồ của các đoạn mạch theo yêu cầu đã nêu trên đây
b) Tính điện trở tương đương của mỗi đoạn mạch này
Tóm tắt:
R1 = 6Ω ; R2 = 12Ω và R3 = 18Ω.
a) Vẽ sơ đồ
b) Rtđ = ? trong mỗi sơ đồ.
Lời giải:
a) Vẽ sơ đồ:
+) (R1 nt R2) //R3
+) (R3 nt R2) //R1:
+) (R1 nt R3) // R2:
b) Điện trở tương đương của mỗi đoạn mạch:
+) (R1 nt R2) //R3:
R12 = R1 + R2 = 6 + 12 = 18Ω
+) (R3 nt R2) // R1:
R23 = R2 + R3 = 12 + 18 = 30Ω
+) (R1 nt R3) //R2:
R13 = R1 + R3 = 6 + 18 = 24Ω
Bài 12 trang 18 sách bài tập Vật Lí 9: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.5, trong đó điện trở R1 = 9Ω ; R2 = 15Ω ; R3 = 10Ω ; dòng điện đi qua R3 có dường độ là I3 = 0,3A
a) Tính các cường độ dòng điện I1, I2 tương ứng đi qua các điện trở R1 và R2
b) Tính hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch AB
Tóm tắt:
R1 = 9Ω ; R2 = 15Ω ; R3 = 10Ω; I3 = 0,3A
a) I1 = ?; I2 = ?
b) U = ?
Lời giải:
a) Hiệu điện thế giữa hai đầu R3: U3 = I3.R3 = 0,3.10 = 3V.
⇒ U23 = U2 = U3 = 3V (vì R2 // R3).
Cường độ dòng điện qua R2: I2 = U2/R2 = 3/15 = 0,2A.
Cường độ dòng điện qua R1: I = I1 = I2 + I3 = 0,3 + 0,2 = 0,5A (vì R1 nằm ở nhánh chính, R2 và R3 nằm ở hai nhánh rẽ)
b) Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB là: UAB = U1 + U23
Trong đó U1 = I1.R1 = 0,5.9 = 4,5V
→ UAB = 4,5 + 3 = 7,5V.
Bài 13 trang 18 sách bài tập Vật Lí 9: Hãy chứng minh rằng điện trở tương đương Rtđ của một đoạn mạch song song chẳng hạn gồm 3 điện trở R1, R2, R3 mắc song song với nhau, thì nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần (Rtđ 〈 R1 ; Rtđ 〈 R2 ; Rtđ 〈 R3)
Lời giải:
Bài 14 trang 18 sách bài tập Vật Lí 9: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.6, trong đó các điện trở R1 = 14Ω ; R2 = 8Ω ; R3 = 24Ω ; dòng điện đi qua R1 có cường độ là I1 = 0,4A
a) Tính các cường độ dòng điện trên I2 , I3 tương ứng đi qua các điện trở R2 và R3
b) Tính các hiệu điện thế UAC ; UCB và UAB
Tóm tắt:
R1 = 14Ω; R2 = 8Ω; R3 = 24Ω; I1 = 0,4A
a) I2 = ?; I3 = ?
b) UAC= ?; UCB = ?; UAB = ?
Lời giải:
a) R2 mắc song song với R3 nên U23 = U2 = U3
↔ I2.R2 = I3.R3 ↔ I2.8 = I3.24 ↔ I2 = 3I3 (1)
Do R1 nt R23 nên I = I1 = I23 = 0,4A = I2 + I3 (2)
Từ (1) và (2) → I3 = 0,1A; I2 = 0,3A
b)
UAC= U1 = I1.R1 = 0,4.14 = 5,6V
UCB = U23 = U2 = I2.R2 = 0,3.8 = 2,4V
UAB = UAC + UCB = 5,6 + 2,4 = 8V (vì hai đoạn mạch AC và CB nối tiếp nhau)