Bài 6.6, 6.7, 6.8, 6.9 trang 17 SBT Vật Lí 9
Bài 6.6, 6.7, 6.8, 6.9 trang 17 SBT Vật Lí 9
Bài 6 trang 17 sách bài tập Vật Lí 9: Cho mạch điện AB có sơ đồ như hình 6.2 trong đó điện trở R1 = 3r ; R2 = r; R3 = 6r. Điện trở tương đương của đoạn mạch này có giá trị nào dưới đây?
A. 0,75r
B. 3r
C. 2,1r
D. 10r
Tóm tắt:
R1 = 3r; R2 = r; R3 = 6r; Rtđ = ?
Lời giải:
Chọn C
Do điện trở R2 nối tiếp với điện trở R3 nên ta có: R23 = R2 + R3 = r + 6r = 7r
Điện trở tương đương của đoạn mạch này là:
Bài 7 trang 17 sách bài tập Vật Lí 9: Các điện trở R là như nhau trong các đoạn mạch có sơ đồ trong hình 6.3 dưới đây. Hỏi điện trở tương đương của đoạn mạch nào là nhỏ nhất?
Lời giải:
Chọn D
Cách mắc A: Rtđ = R + R + R =3R
Cách mắc B:
Cách mắc C:
Cách mắc D:
Vậy cách mắc D có điện trở tương đương nhỏ nhất.
Bài 8 trang 17 sách bài tập Vật Lí 9: Điện trở tương đương của đoạn mạch AB có sơ đồ như trên hình 6.4 là RAB = 10Ω, trong đó các điện trở R1 = 7Ω ; R2 = 12Ω. Hỏi điện trở Rx có giá trị nào dưới đây?
A. 9Ω
B. 5Ω
C. 4Ω
D. 15Ω
Lời giải:
Chọn C
Điện trở tương đương của đoạn mạch: RAB = R1 + R2x ⇒ R2x = RAB – R1 = 10 - 7= 3Ω
Do R2 mắc song song với Rx nên ta có:
Bài 9 trang 17 sách bài tập Vật Lí 9: Điện trở R1 = 6Ω ; R2 = 9Ω; R3 = 15Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất tương ứng là I1 = 5A ; I2 = 2A và I3 = 3A. Hỏi có thể đặt một hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu vào hai đầu đoạn mạch gồm ba điện trở này nối tiếp với nhau?
A. 45V
B. 60V
C. 93V
D. 150V
Lời giải:
Chọn B
Do ba điện trở này mắc nối tiếp nên ta có I = I1 = I2 = I3 = 2A
Điều kiện cường độ lớn nhất được phép qua đoạn mạch này là: Imax = I2 = 2A
(lấy giá trị nhỏ nhất, nếu lấy giá trị khác lớn hơn thì điện trở bị hỏng).
Điện trở tương đương của đoạn mạch là:
Rtđ = R1 + R2 + R3 = 6 + 9 + 15 = 30Ω
Hiệu điện thế lớn nhất có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch là:
Umax = Imax.Rtđ = 2.30 = 60V