X

Giải sách bài tập Vật Lí 9

Bài 11.10, 11.11 trang 34 SBT Vật Lí 9


Bài 11.10, 11.11 trang 34 SBT Vật Lí 9

Bài 10 trang 34 sách bài tập Vật Lí 9: Hai bóng đèn Đ1 và Đ2 có cùng hiệu điện thế định mức là U1 = U2 = 6V; khi sáng bình thường có điện trở tương ứng là R1 = 12Ω và R2 = 8Ω . Mắc Đ1, Đ2 cùng với một biến trở vào hiệu điện thế không đổi U = 9V để hai đèn sáng bình thường

a) Vẽ sơ đồ mạch điện và tính giá trị Rb của biến trở khi hai đèn sáng bình thường

b) Biến trở này được quấn bằng dây nicrom có điện trở suất là 1,10.10-6Ω.m và có tiết diện 0,8mm2. Tính độ dài tổng cộng của dây quấn biến trở này, biết rằng nó có giá trị lớn nhất Rbm = 15Rb, trong đó Rb là giá trị tính được ở câu a trên đây.

Tóm tắt:

Đèn 1: Uđm1 = U1 = 6V; R1 = 12Ω; Đèn 2: Uđm2 = U2 = 6V; R2 = 8Ω; U = 9V;

a) Sơ đồ mạch điện?; Rb = ?

b) ρ = 1,1.10-6Ω.m; S = 0,8mm2 = 0,8.10-6m2; Rbm = 15Rb; l = ?

Lời giải:

a) Sơ đồ mạch điện:

Vì U1 = U2 = 6V ⟨ U = 9V nên hai đèn muốn sáng bình thường phải mắc song song với nhau và cả cụm đèn ghép nối tiếp với biến trở Rb như hình vẽ.

Bài 11.10, 11.11 trang 34 SBT Vật Lí 9 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 9

Để hai đèn sáng bình thường thì cường độ dòng diện qua Đ1, Đ2 lần lượt là:

Bài 11.10, 11.11 trang 34 SBT Vật Lí 9 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 9

Đồng thời: U12 + Ub = U = 9V và I = Ib = I12 = I1 + I2 = 0,5 + 0,75 = 1,25A (vì (Đ1 nt Đ2) // biến trở)

→ Ub = U – U12 = U – U1 = 9 – 6 = 3V (vì Đ1 // Đ2 nên U12 = U1 = U2)

Điện trở của biến trở khi hai đèn sáng bình thường: Rb = Ub/Ib = 3/1,25 = 2,4Ω

b) Điện trở lớn nhất của biến trở: Rbm = 15.Rb = 15 x 2,4 = 36Ω

Áp dụng công thức: Bài 11.10, 11.11 trang 34 SBT Vật Lí 9 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 9 với l là chiều dài và S là tiết diện dây

→ Độ dài của dây cuốn làm biến trở: Bài 11.10, 11.11 trang 34 SBT Vật Lí 9 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 9

Bài 11 trang 34 sách bài tập Vật Lí 9: Ba bóng đèn Đ1, Đ2, Đ3 có hiệu điện thế định mức tương ứng là U1 = 3V, U2 = U3 = 6V và khi sáng bình thường có điện trở tương ứng là R1 = 2Ω, R2 = 6Ω, R3=12Ω

a) Hãy chứng tỏ rằng có thể mắc ba bóng đèn này vào hiệu điện thế U = 9V để các đèn khác đều sáng bình thường và vẽ sơ đồ của mạch điện này.

b) Thay đèn Đ3 bằng cuộn dây điện trở được quấn bằng dây manganin có điện trở suất 0,43. 10-6Ω.m và có chiều dài 8m. Tính tiết diện của dây này

Tóm tắt:

Đèn 1: Uđm1 = U1 = 3V; R1 = 2Ω; Đèn 2: Uđm2 = U2 = 6V; R2 = 6Ω;

Đèn 3: Uđm3 = U2 = 6V; R3 = 12Ω; U = 9V;

a) Sơ đồ mạch điện?

b) Thay đèn 3 bằng cuộn dây Rd có: ρ = 0,43.10-6Ω.m; l = 8m; S = ?

Lời giải:

Bài 11.10, 11.11 trang 34 SBT Vật Lí 9 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 9

Vì U23 = U2 = U3 = 6V và U1 = 3V = 9 – 6 = U – U23 nên đèn Đ2 và Đ3 phải mắc song song với nhau và nối tiếp với đèn Đ1 như hình vẽ.

Chứng minh 3 đèn sáng bình thường:

Giả sử 3 đèn đều sáng bình thường, khi đó ta có:

Cường độ dòng diện qua các đèn lần lượt là:

Bài 11.10, 11.11 trang 34 SBT Vật Lí 9 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 9

Như vậy ta nhận thấy: I2 + I3 = 1 + 0,5 = 1,5 = I1 (1)

Và Đ1 nằm ở nhánh chính nên cường độ dòng mạch chính I = I1 = 1,5A

→ Hiệu điện thế toàn mạch: U = I.R = I.(R1 + R23)

Bài 11.10, 11.11 trang 34 SBT Vật Lí 9 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 9

→ U = 1,5.(2 + 4) = 9V (2)

Từ (1) và (2) ta thấy cách mắc 3 đèn trên theo sơ đồ là phù hợp với tính chất mạch điện để cả 3 sáng bình thường khi mắc vào nguồn 9V (đpcm).

b) Áp dụng công thức: Bài 11.10, 11.11 trang 34 SBT Vật Lí 9 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 9 với l là chiều dài và S là tiết diện dây

→ Tiết diện của dây:

Bài 11.10, 11.11 trang 34 SBT Vật Lí 9 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 9

Xem thêm các bài Giải sách bài tập Vật Lí 9 khác:

Mục lục Giải sách bài tập Vật Lí 9:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.