X

Giải tập bản đồ Lịch Sử 7

Tập bản đồ Lịch Sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ 13)


Tập bản đồ Lịch Sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ 13)

Bài 1 trang 19 Tập bản đồ Lịch Sử 7: Quan sát lược đồ dưới đây và dựa vào nội dung SGK, em hãy:

Điền các địa danh: Bình Lệ Nguyên, Phù Lỗ, Thiên Mạc, Đông Bộ Đầu vào chỗ chấm (...) trên lược đồ cho đúng.

Tô màu vào mũi tên chỉ hoạt động của quân nhà Trần; màu xanh vào mũi tên chỉ hoạt động của quân Mông Cổ.

Trả lời:

Tập bản đồ Lịch Sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ 13) | Giải tập bản đồ Lịch Sử lớp 7

Trình bày miệng diễn biến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258) theo lược đồ.

Trả lời:

- Tháng 1 – 1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt. Quân giặc theo đường sông Thao, tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ) rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy. Tại đây đã diễn ra một trận chiến quyết liệt.

- Nhà Trần chủ trương thực hiện "vườn không nhà trống", Triều đình và nhân dân tạm thời rời Thăng Long. Quân Mông Cổ vào kinh thành không một bóng người và không lương thực. Đóng tại Thăng Long chưa đầy một tháng, quân địch thiếu lương thực lại bị quân dân ta chống trả quyết liệt, lực lượng chúng hao mòn dần.

- Nắm bắt thời cơ đó, nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. Ngày 29 -2- 1258, quân Mông Cổ thua trận phải rút về nước. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Đánh dấu X vào ô trống ứng với những ý em cho là đúng.

Trả lời:

+) Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ của quân dân nhà Trần gắn liền với tên tuổi của ai?

xTrần Thái Tông.
Trần Thánh Tông.
Trần Thủ Độ.

+) Nhân dân Thăng Long đã thực hiện chủ trương đánh giặc như thế nào?

Kiên quyết giữ Thăng Long, đào chiến lũy để chống giặc.
xThực hiện vườn không nhà trống.
Để lại nhà cửa, lương thực đi sơ tán.

+) Quân dân nhà Trần đã đánh bại Mông Cổ tại đâu?

Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai).
Thiên Mạc (Duy Tiên, Hà Nam).
xĐông Bộ Đầu (bến sông Hồng, ở phố Hàng Than – Hà Nội).

Bài 2 trang 20 Tập bản đồ Lịch Sử 7: Quan sát lược đồ dưới đây và dựa vào nội dung SGK, em hãy:

Điền các địa danh: Vạn Kiếp, Thiên Trường vào chỗ chấm (...) trên lược đồ cho đúng.

Tô màu đỏ vào kí hiệu chỉ hoạt động của quân nhà Trần và các khuyên tròn ở Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết; màu xanh vào kí hiệu chỉ hoạt động của quân Nguyên.

Trả lời:

Tập bản đồ Lịch Sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ 13) | Giải tập bản đồ Lịch Sử lớp 7

Trình bày miệng diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285) theo lược đồ.

Trả lời:

- Cuối tháng 1 — 1285, Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân tiến công Đại Việt. Sau một số trận chiến ở biên giới, Trần Hưng Đạo chủ động rút về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương). Giặc tấn công Vạn Kiếp, quân đội nhà Trần rút về Thăng Long, rồi rút về Thiên Trường (Nam Định). Thực hiện chủ trương “Vườn không nhà trống” ở Thăng Long.

- Quân Nguyên chiếm được Thăng Long, nhưng chỉ dám đóng quân ở phía bắc sông Nhị (sông Hồng).

- Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá. Thấy thế giặc mạnh, một số quý tộc nhà Trần đã đầu hàng.

- Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía nam, tạo thế "gọng kìm". Quân ta chiến đấu dũng cảm, Thoát Hoan phải lui quân về Thăng Long. Quân Nguyên lâm vào tình thế bị động, thiếu lương thực trầm trọng.

- Từ tháng 5 - 1285, quân đội nhà Trần bắt đầu phản công, nhiều trận đánh lớn đã diễn ra ở Tây Kết, Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên), Chương Dương (Thường Tín, Hà Nội), quân ta tiến vào Thăng Long.

- Sau hơn hai tháng phản công, quân dân nhà Trần đã đánh tan hơn 50 vạn quân xâm lược Nguyên, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến lần thứ hai

Đánh dấu X vào ô trống ứng với những ý em cho là đúng.

Trả lời:

+) Trong cuộc tấn công xâm lược nước ta lần thứ hai, lực lượng quân Nguyên là bao nhiêu?

40 vạn quân.
x50 vạn quân.
60 vạn quân.

+) Ai là người được giao trọng trách Quốc công tiết chế chỉ huy cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên?

Trần Quang Khải.
xTrần Quốc Tuấn.
Trần Quốc Toản.

+) Địa danh nào gắn liền với những chiến công hiển hách của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên?

Bình Than, Đông Bộ Đầu, Vạn Kiếp.
xTây Kết, Hàm Tử, Chương Dương.
Thiên Trường, Thăng Long.

Bài 3 trang 21 Tập bản đồ Lịch Sử 7: Quan sát lược đồ dưới đây và dựa vào nội dung SGK, em hãy:

Tô màu đỏ vào kí hiệu chỉ hoạt động của quân nhà Trần; màu xanh vào kí hiệu chỉ hoạt động của quân Nguyên.

Trả lời:

Tập bản đồ Lịch Sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ 13) | Giải tập bản đồ Lịch Sử lớp 7

Đánh dấu X vào ô trống ứng với những ý em cho là đúng.

Trả lời:

+) Đoàn thuyền tải lương của quân Nguyên bị quân ta đánh bại ở đâu?

Vạn Kiếp.
xVân Đồn.
Bạch Hạc.

+) Sau khi đoàn thuyền tải lương bị đánh bại, tình thế quân Nguyên ra sao?

Tiến đánh Thăng Long và cố thủ tại đây.
xLâm vào tình thế bị động, cạn kiệt lương thực và phải rút quân về nước.
Ra sức bóc lột nhân dân ta, bắt nhân dân ta nộp lương thực, trâu bò cho chúng.

+) Trần chiến mà quân nhà Trần đánh bại quân Nguyên vào tháng 4 năm 1288 diễn ra ở đâu?

Thăng Long.
Vạn Kiếp.
xSông Bạch Đằng.

Bài 4 trang 22 Tập bản đồ Lịch Sử 7: Quan sát lược đồ dưới đây và dựa vào nội dung SGK, em hãy:

Tô màu đỏ vào kí hiệu chỉ hoạt động của quân nhà Trần; màu xanh vào kí hiệu chỉ hoạt động của quân Nguyên.

Trả lời:

Tập bản đồ Lịch Sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ 13) | Giải tập bản đồ Lịch Sử lớp 7

Trình bày miệng diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 theo lược đồ vào chỗ chấm (...) dưới đây.

Trả lời:

- Khi Thoát Hoan quyết định rút quân về nước, nhận thấy thời cơ tiêu diệt quân Nguyên đã tới, Vua tôi nhà Trần quyết định mở cuộc phản công lớn trên sông Bạch Đằng.

- Tháng 4/1288, đoàn quân Ô Mã Nhi rút theo đường thủy trên sông Bạch đằng. Khi quân Ô Mã Nhi tiến quân đến bãi cọc, quân Trần cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi giả vờ thua bỏ chạy, quân giặc ra sức đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục.

- Chờ khi nước triều xuống, quân Trần từ hai bên bờ đổ ra đánh, phá vỡ đội hình quân giặc.

- Bị đánh bất ngờ, quân giặc tháo chạy lại gặp phải bãi cọc.

=> Toàn bộ cánh thủy binh của giặc bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống.

Bài 5 trang 23 Tập bản đồ Lịch Sử 7: Đánh dấu X vào ô trống ứng với những ý em cho là đúng.

+) Nguyên nhân thắng lợi của ba cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên là gì?

Trả lời:

xNhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn và luôn tích cực, chủ động tham gia kháng chiến.
xNội bộ tầng lớp lãnh đạo nhà Trần đoàn kết và có sự chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.
xNhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đsung đắn, sáng tạo và có những danh tướng tài ba.
Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần đều được nhân dân Cham-pa giúp sức.

+) Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thắng lợi là gì?

xĐập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
xNâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc và củng cố niềm tin nhân dân.
Đưa nước ta trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Kể từ đó, không một quốc gia nào dám xâm lược nước ta.
Buộc nhà Nguyên và các triều đại phong kiến tiếp theo của Trung Quốc phải thần phục nước ta.

Bài 6 trang 23 Tập bản đồ Lịch Sử 7: Quan sát hình 34-Tượng Trần Hưng Đạo (Nam Định) trong SGK và dựa vào nội dung bài học, em hãy:

Đánh dấu X vào ô trống ứng với những ý em cho là đúng.

Trả lời:

Trần Hưng Đạo (Trần Quốc Tuấn) là Tổng chỉ huy của hai cuộc kháng chiến nào thời Trần?

Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258).
xCuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285).
xCuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 – 1288).

+) Trần Hưng Đạo (Trần Quốc Tuấn) là tác tác giả của những tác phẩm nào dưới đây?

xBinh thư yếu lược.
xVạn Kiếp tông bí truyền thư.
Phú sông Bạch Đằng.
Đại Việt sử kí.
x Hịch tướng sĩ.
Phò giá về kinh.

Nêu những cảm nghĩ của em về công lao của Trần Hưng Đạo (Trần Quốc Tuấn) trong ba lần khác chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

Trả lời:

Hưng Đạo đại vương (Trần Quốc Tuấn) có công lao rất lớn trong thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Ông là nhà lí luận quân sự tài ba, là tác giả của các tác phẩm nổi tiếng như Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Ông còn là tác giả của Hịch tướng sĩ. Với chức Công tiết chế - Tổng chỉ huy quân đội, ông là người có công lao to lớn trong ba cuộc kháng chiến đặc biệt là các cuộc kháng chiến lần thứ hai và lần thứ ba.

Xem thêm các bài Giải tập bản đồ Lịch Sử lớp 7 khác: