Vở bài tập Đạo đức lớp 4 | Giải vở bài tập Đạo đức 4 hay nhất


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với loạt bài Giải vở bài tập Đạo đức lớp 4 hay nhất được biên soạn bám sát nội dung vở bài tập Đạo đức 4 giúp các em học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi để học tốt môn Đạo đức 4 hơn.

Vở bài tập Đạo đức lớp 4 | Giải vở bài tập Đạo đức 4 hay nhất

Giải vở bài tập Đạo Đức lớp 4 (sách mới)




Lưu trữ: Giải Đạo Đức lớp 4 (sách cũ)

Giải vở bài tập Đạo đức lớp 4 Bài 1: Trung thực trong học tập

Bài 1 trang 2 Vở bài tập Đạo Đức lớp 4: Trong giờ kiểm tra Toán, thấy Bình không làm được bài, Toàn có ý định cho Bình chép bài của mình.

- Theo em, Bình có thể có những cách ứng xử như thế nào trong tình huống đó?

- Nếu là Bình, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?

Trả lời:

   - Theo em, Bình có thể có 2 cách ứng xử trong tình huống đó:

   + Bình sẽ chép bài của Toàn và tự hứa lần sau sẽ học bài cẩn thận.

   + Bình cảm ơn lòng tốt của Toàn nhưng kiên quyết không chép bài của bạn.

   - Nếu là em thì việc chép bài của Toàn là có thể và tự hứa với lòng mình lần sau sẽ học bài. Nhưng nếu lần này chép bài của bạn thì lần sau vẫn có thể sẽ chép bài của bạn tiếp. Do đó, ta cần trung thực trong học tập trong trường hợp này để cảnh cáo, răn đe chính mình.

Bài 2 trang 3 Vở bài tập Đạo Đức lớp 4: Em hãy khoanh vào chữ cái trước những biểu hiện của trung thực trong học tập.

Trả lời:

   a) Giờ Khoa học, cô giáo yêu cầu mỗi bạn gieo hạt đỗ, theo dõi và ghi lại sự thay đổi của hạt đỗ để tuần sau mang đến lớp nộp. Tuấn không làm mà xin cốc đỗ thừa của bạn Lan mang đến lớp nộp cho cô giáo.

   (b) Cô giao bài tập về nhà. Vì bài tập khó nên Quân nhờ bố giảng và hướng dẫn cách làm bài. Sau đó bạn tự làm lại lần nữa để hiểu bài hơn.

   c) Đầu giờ học, bạn tổ trưởng kiểm tra việc làm bài tập ở nhà và yêu cầu các bạn chưa làm bài tập giơ tay. Thuận quên chưa làm bài tập nhưng cũng không giơ tay.

Bài 3 trang 3 Vở bài tập Đạo Đức lớp 4: Em hãy tự liên hệ và ghi những việc em đã làm thể hiện sự trung thực trong học tập

Trả lời:

  - Không gian lận trong thi cử, học tập.

  - Không chép bài tập về nhà của bạn dù bài khó mà cố gắng đọc hiểu thêm sách nâng cao, tài liệu.

  - Không gian dối trong học tập.

Bài 4 trang 3 Vở bài tập Đạo Đức lớp 4: Em sẽ làm gì trong các tình huống sau? Vì sao?

  a) Em nhìn thấy bạn Nam chép bài của bạn Hằng trong giờ kiểm tra môn Tiếng Việt.

  b) Em biết Bích chép bài của bạn trong giờ kiểm tra nên được điểm cao và được cô giáo khen.

  c) Bạn giận em vì đã không cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra.

Trả lời:

   a) Em sẽ im lặng và tiếp tục để mọi người làm bài. Nhưng sau giờ kiểm tra em sẽ đến hỏi Nam có thấy khó khăn gì trong môn học và đề nghị được giúp đỡ Nam học tập.

   b) Em sẽ cố gắng học tập để đạt điểm cao hơn trong giờ kiểm tra lần sau và đề nghị cô giáo đổi chỗ ngồi cho mọi người.

   c) Em sẽ xin lỗi bạn nhưng đồng thời cũng nêu rõ quan điểm của mình là không muốn cho bạn chép bài. Và em sẽ đề nghị được giúp bạn học tập cùng nhau để cải thiện khả năng học tập của bạn.

Bài 5 trang 4 Vở bài tập Đạo Đức lớp 4: Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B để hoàn chỉnh một câu nói về chủ đề “Trung thực trong học tập”.

Trả lời:

Giải vở bài tập Đạo Đức 4 | Giải Vở bài tập Đạo Đức lớp 4

Bài 6 trang 5 Vở bài tập Đạo Đức lớp 4: Em tán thành hay không tán thành ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

   a) Muốn trung thực trong học tập cần phải tự học bài.

   b) Không nên giấu dốt, chỗ nào chưa hiểu nên hỏi bài bạn bè và thầy, cô giáo.

   c) Khi bạn nhờ hướng dẫn, giải thích bài nên vui vẻ, tận tình giúp bạn.

   d) Nếu bạn bè và cô giáo không biết về hiện tượng không trung thực trong học tập thì không cần thiết phải nói ra.

   đ) Người trung thực trong học tập là người có lòng tự trọng và dũng cảm.

   e) Người trung thực trong học tập là người ham học hỏi, luôn muốn tiến bộ và tự lập.

Trả lời:

a) Tán thành.

   - Chúng ta cần phải tự học bài thì mới có thể làm được bài trong kiểm tra, thi cử. Do đó không cần phải đi chép bài của bạn và trở nên trung thực trong học tập.

b) Tán thành.

   - Khi chưa hiểu bài nên hỏi bạn bè, thầy cô để hiểu bài hơn. Từ đó có thể làm được bài tập cũng như bài kiểm tra mà không cần phải đi chép bài bạn.

c) Tán thành.

   - Nếu chúng ta không vui vẻ, tận tình thì bạn sẽ cảm thấy tự mình rất phiền phức, xấu hổ khi nhờ chúng ta hướng dẫn và từ đó lần sau sẽ không nhờ ai hướng dẫn nữa. Kết quả là ngày càng không hiểu bài khi gặp bài khó.

d) Tán thành.

   - Khi nói ra chúng ta phải xem được và mất điều gì. Nếu chúng ta nói với cô giáo điều đó và chỉ đích danh một ai đó thì chúng ta sẽ không nhận được sự cảm kích mà sẽ bị nhận sự thù ghét của bạn bè. Do đó cần phải ứng xử khéo léo trong trường hợp.

đ) Tán thành.

   - Không cầu cứu, xin xỏ bạn cho chép bài, sẵn sàng nhận phạt khi không làm bài tập là biểu hiện của người có lòng tự trọng, dũng cảm và biết chịu trách nhiệm với hành vi của mình.

e) Tán thành.

   - Khi trung thực trong học tập ta cần phải có lượng kiến thức đủ để hoàn thành các bài kiểm tra, thi cử. Do đó cần phải ham học hỏi, muốn tiến bộ, tự lập và không cần phải phụ thuộc vào người khác thì mới trung thực trong học tập được.

Giải vở bài tập Đạo đức lớp 4 Bài 2: Vượt khó trong học tập

Bài 1 trang 6 Vở bài tập Đạo Đức lớp 4: Em hãy tìm hiểu nội dung các bức tranh dưới đây và đặt tên cho từng tranh.

Trả lời:

   - Tranh 1: Nguyễn Ngọc Ký là nhà giáo tại Việt Nam. Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và bị bại liệt cả hai tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình và trở thành nhà giáo ưu tú.

   Tên bức tranh: "Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết".

   - Tranh 2: Vân là em gái của hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng (đã mất). Từ nhỏ, cô đã phải ngồi xe lăn do bị liệt cả tay và chân. Năm lớp 9, Vân đạt giải nhất cờ vua, lớp 10 đạt giải nhất cờ tướng khối PTTH cấp tỉnh, năm 2003 đạt học sinh giỏi môn Anh Văn… Năm 2006, tiếp bước anh trai và với nghị lực sống mạnh mẽ, Thảo Vân cùng nhóm bạn mở Trung tâm Nghị lực sống ở Hà Nội để giới thiệu, hướng nghiệp, đào tạo miễn phí cho người khuyết tật. Cô trở thành Giám đốc Trung tâm năm 2012.

   Tên bức tranh: Nguyễn Thảo Vân - Cô em gái nghị lực của "Hiệp sĩ công nghệ"

Bài 2 trang 6 Vở bài tập Đạo Đức lớp 4: Ghi chữ Đ vào ô trống trước những trường hợp thể hiện sự vượt khó trong học tập và chữ S trước những trường hợp thể hiện chưa vượt khó trong học tập.

a) Nhà bạn Vinh nghèo, bố bạn lại bị ốm, nhưng bạn vẫn học tập tốt.
b) Bài tập dù khó đến mấy, Minh vẫn cố gắng suy nghĩ làm bằng được.
c) Bạn Loan hôm nay không đi học vì trời mưa rét.
d) Chưa học xong bài, Thủy đã đi ngủ.

Trả lời:

Đ a) Nhà bạn Vinh nghèo, bố bạn lại bị ốm, nhưng bạn vẫn học tập tốt.
Đ b) Bài tập dù khó đến mấy, Minh vẫn cố gắng suy nghĩ làm bằng được.
S c) Bạn Loan hôm nay không đi học vì trời mưa rét.
S d) Chưa học xong bài, Thủy đã đi ngủ.

Bài 3 trang 7 Vở bài tập Đạo Đức lớp 4: Cùng các bạn trong nhóm thảo luạn về các tình huống sau:

  a) Gặp bài toán khó, Nga loay hoay mãi mà chưa giải được. Thấy vậy, anh trai Nha liền nói “Đưa bài đây, anh giải cho”.

  - Theo em, bạn Nga có thể có những cách ứng xử như thế nào trong tình huống đó?

  - Nếu là Nga, em sẽ ứng xử như thế nào? Vì sao?

  b) Quân hay đi học muộn vì nhà ở cách xa trường. Theo em, bạn Quân sẽ phải làm gì đế đến lớp đúng giờ?

  c) Bạn Mai viết chữ xấu. Theo em, bạn Mai cần phải làm gì để viết chữ đẹp hơn?

Trả lời:

  a) Theo em, Nga có hai cách ứng xử sau:

   + Đưa bài cho anh trai làm hộ.

   + Nhờ anh trai hướng dẫn rồi tự mình làm lại.

   + Tự đọc tài liệu tham khảo rồi tự làm.

  - Nếu là Nga, em sẽ nhờ anh trai hướng dẫn cách làm bài rồi tự mình làm lại. Bởi thời gian tìm kiếm tài liệu có thể sẽ rất lâu và em còn nhiều môn khác cần phải học. Nhờ ai trai hướng dẫn vừa dễ hiểu, vừa nhanh mà còn đảm bảo tinh thần trung thực trong học tập.

  b) Để đến lớp đúng giờ, Quân cần phải rèn luyện thói quen đi ngủ sớm để có thể dậy được sớm và đến lớp đúng giờ.

  c) Mai cần phải dành ra ít nhất 1 tiếng mỗi ngày để tập viết chữ cho đẹp hơn.

Bài 4 trang 8 Vở bài tập Đạo Đức lớp 4: Em tán thành hay không tán thành các ý kiến dưới đây? Hãy đánh dấu + vào ô phù hợp và giải thích vì sao?

   a) Nhà giàu thì không cần vượt khó trong học tập.

   Giải vở bài tập Đạo Đức lớp 4 | Vở bài tập Đạo Đức lớp 4Tán thành

   Giải vở bài tập Đạo Đức lớp 4 | Vở bài tập Đạo Đức lớp 4Không tán thành

   b) Vượt khó trong học tập là một cách giúp đỡ bố mẹ.

   Giải vở bài tập Đạo Đức lớp 4 | Vở bài tập Đạo Đức lớp 4Tán thành

   Giải vở bài tập Đạo Đức lớp 4 | Vở bài tập Đạo Đức lớp 4Không tán thành

   c) Khi gặp khó khăn trong học tập, phải biết cố gắng vượt qua để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh.

   Giải vở bài tập Đạo Đức lớp 4 | Vở bài tập Đạo Đức lớp 4Tán thành

   Giải vở bài tập Đạo Đức lớp 4 | Vở bài tập Đạo Đức lớp 4Không tán thành

Trả lời:

 a) Không tán thành.

   - Bởi vì dù giàu hay nghèo thì học tập là điều cơ bản của mỗi học sinh. Nếu không chịu học tập để hiểu biết thì sự giàu có sẽ không được bảo tồn và phát triển.

 b) Tán thành.

   - Bởi bố mẹ nào cũng mong con mình học tập thật tốt. Việc vượt khó trong học tập sẽ làm cho bố mẹ cảm thấy được vui vẻ và làm cho bố mẹ vui cũng chính là giúp đỡ bố mẹ.

 c) Tán thành.

   - Nhiệm vụ của người học sinh là phải cố gắng học tập. Khi gặp khó khăn phải nỗ lực vượt qua để hoàn thành bổn phận của học sinh.

Bài 5 trang 8 Vở bài tập Đạo Đức lớp 4: Em hãy cùng các bạn trong nhóm trao đổi về:

  a) Cách học tốt môn Tiếng Việt.

  b) Cách nhớ và hiểu từ vụng của môn ngoại ngữ.

  c) Cách tính nhẩm nhanh

Trả lời:

   a) Cách học tốt môn Tiếng Việt là đọc thật kĩ các bài tập đọc trước khi trả lời câu hỏi. rà soát các ý của bài đọc để tìm câu trả lời. Với các bài luyện từ và câu cần đọc kĩ lí thuyết và sau đó thực hành làm các bài tập. Với các bài Tập làm văn thì cố gắng viết thật nhiều, đọc các bài văn mẫu tham khảo và nhờ cô giáo chữa bài tập.

   b) Cần ghi rõ cách viết, cách phát âm của từng từ. Dùng hình ảnh, tranh vẽ để mình họa các các từ vựng đó. Sắp xếp các từ vựng theo các nhóm chủ đề để dễ ghi nhớ hơn: từ trái nghĩa, đồng nghĩa, nhóm từ chỉ cảm xúc, …

   c) Tìm hiểu các mẹo để tính nhẩm nhanh, thực hiện nhiều bài tập để tính toán, không dùng máy tính bỏ túi khi làm bài tập.

Bài 6 trang 8 Vở bài tập Đạo Đức lớp 4: Em hãy ghi lại lời khuyên của em cho bạn trong những tình huống sau.

 a) Bạn không giải được bài tập toán mà cô giáo đã giao về nhà.

 b) Bạn ốm phải nghỉ học ở nhà.

 c) Bạn quên không mang sách học đến lớp.

 d) Bố mẹ bạn có việc bận phải vắng nhà và yêu cầu bạn trông em trong khi bạn chưa chuẩn bị xong bài ngày mai.

Trả lời:

   a) Lời khuyên: bạn có thể tìm tài liệu tham khảo để giải bài tập hoặc nhờ bố mẹ, anh hướng dẫn làm hộ. Hoặc có thể gọi điện cho cô giáo để cô giảng bài.

   b) Lời khuyên: nhờ bạn bè chép bài đầy đủ để chép lại bài giảng trên lớp, không hiểu chỗ nào thì hỏi bài bạn luôn và hoàn thành đủ bài tập cô giao.

   c) Lời khuyên: nhờ bố, mẹ hoặc ai đó ở nhà mang sách đến lớp. Nếu không có ai thì nhờ bạn bên cạnh cho xem cùng.

   d) Lời khuyên: cố gắng vừa trông em vừa hoàn thành bài tập. Hoặc vẫn cố gắng trông em và dành thời gian buổi đêm hoàn thành bài tập. Nếu không thể thì hôm sau đến lớp thú nhận với cô giáo là chưa làm bài tập.

Giải vở bài tập Đạo đức lớp 4 Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến

Bài 1 trang 10 Vở bài tập Đạo Đức lớp 4: Hãy quan sát tranh trên và cho biết:

 a) Tranh vẽ gì?

 b) Việc làm của cá bạn trong tranh thể hiện điều gì?

 c) Thái độ của cô giáo như thế nào trước mong muốn bày tỏ ý kiến của các bạn.

Trả lời:

   a) Tranh vẽ hình ảnh bạn Tâm và các bạn đang xung phong trả lời câu hỏi.

   b) Việc làm của các bạn thể hiện sự chăm chú nghe giảng và tinh thần góp ý cho bài giảng.

   c) Thái độ của cô giáo là rất vui trước sự xung phong hăng hái của các bạn học sinh khi nhiệt tình đóng góp ý kiến cho bài giảng với thái độ tích cực.

Bài 2 trang 11 Vở bài tập Đạo Đức lớp 4: Đánh dấu + vào ô trống trước cách giải quyết em cho là phù hợp nhất trong mỗi tình huống dưới đây và giải thích lí do.

   Tình huống 1: Em được lớp phân công làm một việc không phù hợp với khả năng. Em sẽ:

a) Cãi lại và bỏ không làm.
b) Im lặng nhưng bỏ không làm.
c) Im lặng và làm qua loa cho xong việc.
d) Trình bày với lớp và xin đổi việc khác phù hợp hơn.

   Tình huống 2: Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình. Em sẽ:

a) Im lặng.
b) Gặp cô giáo giải thích rõ để cô hiểu.
c) Giận dỗi cô giáo.
d) Phản ứng gay gắt đối với cô và không muốn đến lớp.

   Tình huống 3: Em muốn chủ nhật này được bố mẹ cho đi xem xiếc nhưng bố mẹ lại dự định cho em đi chơi công viên. Em sẽ:

a) Nói với bố mẹ mong muốn của em.
b) Im lặng và đi chơi công viên với bố mẹ mặc dù không thích.
c) Tự ý bỏ đi xem xiếc với bạn, không nói gì với bố mẹ.

Trả lời:

   Tình huống 1: Em được lớp phân công làm một việc không phù hợp với khả năng. Em sẽ:

   Giải vở bài tập Đạo Đức lớp 4 | Vở bài tập Đạo Đức lớp 4 d) Trình bày với lớp và xin đổi việc khác phù hợp hơn.

   - Việc trình bày giải thích rõ với lớp giúp mọi người hiểu được rằng công việc này không phù hợp với em và lúc đó yêu cầu đổi việc khác sẽ được mọi người thấu hiểu và chấp nhận.

   Tình huống 2: Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình. Em sẽ:

   Giải vở bài tập Đạo Đức lớp 4 | Vở bài tập Đạo Đức lớp 4 b) Gặp cô giáo giải thích rõ để cô hiểu.

   - Việc im lặng, giận dỗi, phản ứng gay gắt chỉ khiến cố phản cảm và nghĩ rằng em bị phê bình là chính xác. Nên gặp cô giáo riêng để giải thích rõ ràng để cô giáo nhìn nhận lại vấn đề và không hiểu lầm em.

   Tình huống 3: Em muốn chủ nhật này được bố mẹ cho đi xem xiếc nhưng bố mẹ lại dự định cho em đi chơi công viên. Em sẽ:

   Giải vở bài tập Đạo Đức lớp 4 | Vở bài tập Đạo Đức lớp 4 a) Nói với bố mẹ mong muốn của em.

   - Nói với bố mẹ rằng em thích đi xem xiếc hơn và muốn được đi xem xiếc. Điều đó giúp bố mẹ hiểu ra và nhìn nhận lại mong muốn của em và sẽ điều chỉnh nếu có thể hoặc cho lần sau.

Bài 3 trang 12 Vở bài tập Đạo Đức lớp 4: Theo em, cách bày tỏ ý kiến của các bạn trong mỗi tranh dưới đây có phù hợp không? Vì sao?

Trả lời:

  - Tranh 1: phù hợp

   Khi mỗi bạn có quyền được bày tỏ mong muốn đi tham quan ở địa điểm nào và lập danh sách chỗ nào được mong muốn đi nhiều nhất sẽ được thực hiện.

  - Tranh 2: phù hợp

   Bởi bóng đèn đã cháy, em không thể học tập được và cần bố thay để tiếp tục học.

  - Tranh 3: không phù hợp.

   Việc học là nghĩa vụ cơ bản của mỗi học sinh, bạn không thể lấy việc nghỉ học để dọa bố mẹ và ép khi không được bố mẹ thỏa mãn nhu cầu của mình.

  - Tranh 4: phù hợp.

   Việc tham gia vào đội văn nghệ của trường là phù hợp với mong muốn của mỗi học sinh. Việc bày tỏ nguyện vọng như vậy với cô giáo là hoàn toàn tốt.

Bài 4 trang 13 Vở bài tập Đạo Đức lớp 4: Điền vào các từ ngữ (phù hợp, lắng nghe, ý kiến, có lợi, bày tỏ) vào chỗ trống trong các câu sau cho phù hợp.

Trả lời:

   - Trẻ em có quyền có ý kiến riêng và có quyên bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. Người lớn cần lắng nghe ý kiến trẻ em. Mong muốn của trẻ em phải có lợi cho sự phát triển lành mạnh của các em và phù hợp với hoàn cảnh của gia đình, quê hương, đất nước.

Bài 5 trang 14 Vở bài tập Đạo Đức lớp 4: Em hãy cùng các bạn trong nhóm chơi trò chơi “Phóng viên”, phỏng vấn nhau theo những câu hỏi sau:

  - Bạn hãy nói tên một bài hát hoặc một bài thơ mà bạn thích.

  - Bạn hãy kể tên một quyển truyện mà bạn thích.

  - Người mà bạn yêu quý nhất là ai?

  - Sở thích của bạn là gì?

  - Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì?

  - Môn học nào bạn thích nhất?

  - Bạn mong muốn tham gia vào hoạt động nào của lớp, của trường?

  - Nếu được đi du lịch, bạn muốn đến đâu?

Trả lời:

  - Phóng viên (PV), Người trả lời (TL):

   PV: Chào bạn, xin tự giới thiệu mình là Nam đến từ câu lạc bộ phóng viên nhỏ của trường. Không biết bạn có đang bận gì không? Mình đang có cuộc khảo át về sơ thích cá nhân và muốn phỏng vấn bạn một chút để thu thập thông tin. Bạn có thể giúp mình được không?

   TL: Ồ tất nhiên rồi, hiện tại mình đang rảnh.

   PV: Cảm ơn bạn, câu hỏi đầu tiên là bạn hãy nói tên một bài hát hoặc một bài thơ mà bạn thích.

   TL: Bài thơ mà mình thích đó là bài thơ “Lượm”.

   PV: Bạn hãy kể tên một quyển truyện mà bạn thích.

   TL: Harry Potter.

   PV: Người mà bạn yêu quý nhất là ai?

   TL: Tất nhiên là bố mẹ mình.

   PV: Sở thích của bạn là gì?

   TL: Nhiều lắm: đá bóng, đọc sách, nghe nhạc, …

   PV: Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì?

   TL: Kì thi cuối năm của chúng ta.

   PV: Môn học nào bạn thích nhất? Vì sao?

   TL: Môn Toán vì môn đấy mình học khá nhất.

   PV: Bạn mong muốn tham gia vào hoạt động nào của lớp, của trường?

   TL: Mình muốn tập trung học tập hơn nhưng nếu có thể mình muốn tham gia vào hội thể thao của trường.

   PV: Nếu được đi du lịch, bạn muốn đến đâu?

   TL: Mình muốn đến thăm nước Mỹ, là nơi thành hiện thực của những ước mơ.