Giải vở bài tập Địa Lí 7 Bài 40: Thực hành: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời"
Giải vở bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 40: Thực hành: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời"
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Địa Lí lớp 7, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 40: Thực hành: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời" hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Địa Lí 7.
Bài 1 trang 87 Vở bài tập Địa Lí 7: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kỳ
Quan sát hình 37.1, hình 39.1 SGK và dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu:
Lời giải:
a. Tên các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kỳ:
+ Đô thị có trên 10 triệu dân: Niu I-ooc
+ Đô thị có từ 5 – 10 triệu dân: Ôt-ta-oa, Si-ca-gô, Oa-sinh-tơn
+ Đô thị có từ 3 – 5 triệu dân: Môn-trê-an, Tô-rôn-tô, Đi-tơ-roi,Phi-la-đên-phi-a
b. Các ngành công nghiệp chính ở đây gồm: Luyện kin, cơ khí, dệt, hóa chất
c. Các vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc có thời kì bị sa sút là do bị ảnh hưởng của những cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp (1970 – 1973, 1980 – 1982).
Bài 2 trang 87 Vở bài tập Địa Lí 7: Tìm hiểu sự phát triển của vành đai công nghiệp mới
Lời giải:
Hình 40.1 trang 125 SGK cho thấy:
a. Vốn và lao động ở Hoa Kỳ gần đây chuyển dịch theo hướng từ vùng công nghiệp truyền thống Đông Bắc đến vùng công nghiệp mới (ven vịnh Mê-hi-cô và Tây Nam)
b. Xu hướng chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa Kỳ xuất phát từ lý do: Vùng công nghiệp truyền thống bị sa sút trong khi vùng công nghiệp mới phát triển năng động với các ngành hiện đại.
c. Vị trí của vùng công nghiệp “Vành đai Mặt Trời” có những thuận lợi mới:
+ Về nguồn nguyên liệu và nhiên liệu: Nguyên, nhiên liệu tại chỗ phong phú gồm các loại khoáng sản có giá trị (dầu mỏ, khí đốt), nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp và nguyên, nhiên liệu nhập khẩu từ Mê-hi-cô, khu vực Mỹ La-tinh và các quốc gia trên thế giới thông qua đường biển.
+ Về vốn và lao động: Lao động tại chỗ dồi dào và thu hút nguồn lao động dồi dào, giá rẻ từ Mê-hi-cô
+ Về thị trường xuất, nhập khẩu: Được mở rộng, thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu với nước láng giềng Mê-hi-cô, khu vực Mỹ La-tinh và các quốc gia trên thế giới thông qua đường biển.
Bài 3 trang 87 Vở bài tập Địa Lí 7: Tìm hiểu về các hoạt động công nghiệp ở Hoa Kỳ
Dựa vào lược đồ hình 27 dưới đây, hãy:
Lời giải:
a. Nêu nội dung biểu thị và hướng chuyển dịch của các mũi tên 1,2.......................
Luồng chuyển dịch Hướng chuyển dịch |
Số 1, luồng chuyển dịch vốn và lao động từ Đông Bắc đến ven Thái Bình Dương |
Số 2, luồng chuyển dịch vốn và lao động từ Đông Bắc đến ven Mê-hi-cô |
Số 3, luồng chuyển dịch vốn và lao động từ Đông Bắc đến Flo-ri-da |
Số 4, luồng xuất khẩu hàng hóa từ Flo-ri-da đến Mỹ Latinh |
Số 5, luồng chuyển dịch nhập khẩu nhiên liệu từ Mê-hi-cô đến Flo-ri-da |
Số 6, luồng chuyển dịch nhập khẩu nhiên liệu từ Mỹ La-tinh đến ven Thái Bình Dương |
Số 7, luồng chuyển dịch xuất khẩu hàng hóa từ ven Thái Bình Dương đến châu Á |
b. Tô màu các vùng công nghiệp động lực ở Hoa Kỳ