X

Giáo án Địa Lí 12 mới

Giáo án Địa Lí 12 Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập


Giáo án Địa Lí 12 Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Nêu được các thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới ở nước ta.

- Biết được bối cảnh và những thành tựu đạt được trong công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta.

- Biết được số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới.

2. Kĩ năng:

- Phân tích biểu đồ và các bảng số liệu về tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng GDP của cả nước và của từng thành phần kinh tế, tỉ lệ hộ nghèo của cả nước.

3. Thái độ:

- Có trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Sử dụng ngôn ngữ; giải quyết vấn đề

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Tự tin (H Đ1)

- Phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng ( H Đ1, H Đ2, H Đ3, H Đ4).

- Tìm kiếm và xử lý thông tin, phân tích (H Đ 2).

- Quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiệm (H Đ 2, H Đ3).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Vào bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Hoạt động l: Xác định bối cảnh nền kinh tế - xã hội nước ta trước Đổi mới. ( Hình thức: Cả lớp )

- GV đặt câu hỏi: Dựa vào nôi dung SGK và sự hiểu biết của mình, em hãy cho biết công cuộc Đổi mới trên đất nước ta được tiến hành trong bối cảnh nền KTXH như thế nào ?

+ Giai đoạn 1976- 1980, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta chỉ đạt 1,4 %. Năm 1986 lạm phát trên 700%. Tình trạng khủng hoảng kéo dài buộc nước ta phải tiến hành Đổi mới.

1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế xã hội :

a) Bối cảnh.

- Ngày 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất.

- Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.

- Tình trạng trong nước và quốc tế phức tạp.

→ Nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng.

- GV đặt câu hỏi: Đường lối đổi mới của nước ta được khẳng định từ thời gian nào? Xu thế đó diễn ra như thế nào?

+ Những đổi mới đầu tiên từ lĩnh vực NN với chính sách “khoán 100”( khoán sp’ theo khâu đến từng nhóm và người lao động) và “khoán 10” ( khoán theo đơn giá đến hộ xã viên.

+ Chuyển ý: Quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước cùng với sức sáng tạo phi thường của nhân dân ta để đổi mới toàn diện đất nước đã đem lại cho nước những thành tựu to lớn.

b) Diễn biến.

- Được manh nha từ năm 1979.

- Được khẳng định bắt từ 1986, với 3 xu thế chính:

+ Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội.

+ Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các thành tựu của nền kinh tế - xã hội nước ta. ( Hình thức: Cặp nhóm )

- GV đặt câu hỏi: Sau hơn 20 năm thực hiện ĐM, nền KTXH nước ta đã đạt đựơc những thành tựu quan trọng nào ?

+ Lạm phát: Tình trạng mất cân đối trong nền KT biểu hiện ở chỗ : số lượng tiền phát hành- lưu thông trong XH quá lớn, không phù hợp với giá trị tổng số của cải làm ra → Hậu quả làm đồng tiền mất giá, sức mua của người dân lao động ăn lương giảm sút.

- GV đặt câu hỏi: QSát hình 1.1, hãy nêu rõ những thành công trong việc kiềm chế lạm phát, hạn chế chỉ số giá tiêu dung ở nước ta ?

- GV đặt câu hỏi: Dựa vào bảng1, hãy nhận xét về tỉ lệ nghèo chung và nghèo LT của cả nước giai đoạn 1993 – 2004 ?

c) Thành tựu.

- Thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi .

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao ( năm 1986 là 6 % ; năm 1995 đạt 9,5 % ; năm 2005 là 8,4 % )

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét.

+ Chuyển ý: Bên cạnh thành công trong QT phát triển KT, nước ta đã ngày càng bắt nhịp được tốt vào xu thế TCH –KVH trên TG hiện nay. Sự ĐM KTXH của đ/n không tách rời việc hội nhập quốc tế và khu vực. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu ở mục 2 sau đây.

- Đời sống nhân dân được cải thiện.

Hoạt động 3: Tìm hiểu tình hình hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta. ( Hình thức: Cặp nhóm )

- GV đặt câu hỏi: Bối cảnh quốc tế những năm cuối TK20 có t/đ như thế nào đến công cuộc ĐM ở VN ?

2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực :

a) Bối cảnh.

- Thế giới: Xu hướng Toàn cầu hoá, khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ.

- GV đặt câu hỏi: Nêu những mốc th/gian quan trọng thể hiện quá trình hội nhập qtế và khu vực của VN ?

- 1995: bình thưòng hoá quan hệ Việt - Mỹ.

- 7/1995: Việt Nam là thành viên của ASEAN .

- 1/2007: là thành viên 150 của WTO.

- Tham gia Diễn đàn hợp tác Kt Châu á-TBD (APEC)

- GV đặt câu hỏi: Dựa vào nội dung SGK và hình1.2, hãy nêu 1 số những thành tựu quan trọng trong công cuộc hội nhập qtế và khu vực ở nướ ta ?

b) Thành tựu.

- GDP có bước tăng trưởng nhanh.

- Thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI)

- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, bảo vệ môi trường.

- Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới

- GV đặt câu hỏi: Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy nêu những TL - KK của nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực ?

+ Chuyển ý: Công cuộc đổi mới đã thực sự mang lại nguồn sinh khí mới trên đất nước ta. Vậy làm thế nào để đẩy mạnh hơn nữa công cuộc ĐM? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở mục 3 sau đây.

Hoạt động 4: Tìm hiểu một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới. ( HT: Cá nhân ).

GV đặt câu hỏi: Dựa vào nội dung SGK, hãy nêu một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới ở nước ta.

+ GV chuẩn kiến thức: Qua hơn 20 năm đổi mới, nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và tính tích cực, chủ động sáng tạo của nhân dân, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thực hiện hiệu quả các định hướng để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới sẽ đưa nước ta thoát khỏi tính trạng kém phát triển vào năm 2010 và trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

3. Một số định hướng chính đẩy mạnh công cuộc Đổi mới :

- Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế thị trường.

- Đẩy mạnh CNH- HĐH gắn với nền kinh tế tri thức.

- Đẩy mạnh hội nhập kt qtế, để tăng tiềm lực ktế qgia.

- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên- môi trường.

- Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục.

IV. TỔNG KẾT

4. Luyện tập: Hoàn thiện sơ đồ sau:

Giáo án Địa Lí 12 Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập | Giáo án Địa Lí 12 mới, chuẩn nhất

5. Vận dụng: ? Hãy thu thập thông tin để giới thiệu cho mọi người biết về những thay đổi ở quê em

V. RÚT KINH NGHIỆM

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 12 mới, chuẩn khác: