Giáo án Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Giáo án Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Trình bày vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội và quốc phòng.
2. Kĩ năng:
- Xác định được vị trí địa lí Việt Nam trên bản đồ Đông Nam Á và thế giới.
- Biết vẽ lược đồ Việt Nam: Vẽ được lược đồ Việt Nam có hình dạng tương đối chính xác với đường biên giới, đường bờ biển, một số sông lớn và một số đảo, quần đảo.
3. Thái độ:
Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Năng lực:
- Năng lực chung: Hợp tác; Sử dụng ngôn ngữ; Giai quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Bản đồ các nước Đông Nam Á. Atlat địa lí Việt Nam.
- Sơ đồ về đường cơ sở và đường phân định Vịnh Bắc Bộ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
a/ Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc Đổi mới ở VN ?
b/ Hãy tìm các dẫn chứng về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở nước ta.
2. Khám phá:
GV sử dụng bản đồ và các mẫu bìa (ghi toạ độ các điểm cực). Hãy gắn toạ độ địa lí của cực Bắc, cực Nam lên bản đồ và nêu ý nghĩa về mặt tự nhiên của vị trí địa lí. Nước nào sau đây có đường biên giới dài nhất với nước ta: Lào, Trung Quốc, Campuchia ?
- GV: Vị trí địa lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến diện mạo tự nhiên của lãnh thổ. Và ở chừng mực nhất định, nó còn ảnh hưởng đến khả năng phát triển nền KTXH đất nước. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của Việt Nam.
3. Vào bài mới:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
---|---|
Hoạt động l: Xác định vị trí địa lí nước ta. ( Hình thức: Cả lớp ) - GV đặt câu hỏi: Dựa vào BĐ Các nước ĐNA, hãy nêu các đặc điểm chính về VTĐL của nước ta ? |
1. Vị trí địa lí : - Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. - Tiếp giáp với nhiều nước cả trên đất liền và biển. |
+ GV cho HS xác định trên bản đồ biên giới trên đất liền và đường bờ biển nước ta, đọc tên các nước tiếp giáp, sau đó giới thiệu hệ toạ độ địa lý nước ta. |
- Hệ toạ độ địa lí: + Vĩ độ: 23023'B - 8034' B (ĐL) và tới 6050'B (trên biển). + Kinh độ: 102009’Đ - l09024'Đ (ĐL) và 1010Đ - l17020'Đ (trên biển). |
+ Chuyển ý: Phạm vi lãnh thổ nước ta gồm có các bộ phận nào, chúng ta sẽ nghiên cứu ở mục 2 sau đây. |
- Vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa mở rộng ra Thái Bình Dương rộng lớn. |
Hoạt động 2: X/đ phạm vi vùng đất của nước ta. ( Hình thức: Cả lớp ) - GV đặt câu hỏi: Cho biết phạm vi lãnh thổ nước ta bao gồm những bộ phận nào? - GV đặt câu hỏi: Nêu đặc điểm vùng đất ? Chỉ trên bản đồ 2 quần đảo lớn nhất của Việt Nam ? Thuộc tỉnh nào? |
2. Phạm vi lãnh thổ : a) Vùng đất. - Diện tích : 331.212 km2 , gåm: + Đất liền: hơn 4.600 km đường biên giới trên đất liền và 3.260 km đường bờ biển. + Hải đảo: có hơn 3.000 đảo lớn nhỏ, hai quần đảo lớn là Trường Sa và Hoàng Sa. |
Hoạt động 3: Xác định phạm vi vùng biển, vùng trời của VN. ( Hình thức: Cá nhân ) * Cách 1: Đối với HS Kh¸ - Giái : - GV đặt câu hỏi: Đọc SGK, kết hợp quan sát sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế xác định giới hạn của các vùng biển ở nước ta ? * Cách 2: Đối với HS trung bình, yếu: - GV vừa vẽ, vừa thuyết trình về các vùng biển ở nước ta. Sau đó yêu cầu HS trình bày lại giới hạn của vùng nôi thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa ? |
b) Vùng biển. - Diện tích khoảng 1 triệu km2 , bao gåm : + Nội thuỷ: là vùng nước tiếp giáp với đất liền. + Lónh hải: là vựng biển thuộc chủ quyền quốc gia trờn biển ( rộng 12 hải lí ) + Vựng tiếp giỏp lónh hải: là vùng thực hiện các quyền của nước ven biển ( rộng 12 hải lớ ) + Vùng đặc quyền kinh tế: là vựng tiếp giáp với lónh hải và hợp với LH thành vùng biển rộng 200 h lí. + Vùng thềm lục địa: là phần đất ngầm dưới biển trải rộng tới độ sâu 200m. |
- GV đặt câu hỏi: Theo em, diện tích vùng trời của VN là những bộ phận nào ? + Trên ĐL: được xác định bằng các đường biên giới. + Trên B: là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo. + Chuyển ý: VTĐL của nước ta có ý nhĩa gì về mặt TN – KT, VHXH, QP ? Câu hỏi này sẽ được lý giải trong mục 3 sau đây: |
c) Vùng trời. - Khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa VTĐL của nước ta. ( Hình thức: Nhóm ) - Bước 1: GV chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. + Nhóm 1, 2, 3: Đánh giá những mặt thuận lợi và khó khăn của VTĐL về mặt tự nhiờn của nước ta. ( gợi ý: Cần đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí tới cảnh quan, khí hậu, sinh vật, khoáng sản ) + Nhóm 4, 5, 6: Đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí về kinh tế, văn hoá - xó hội và quốc phũng. - Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. - Bước 3: GV nhận xột phần trỡnh bày của HS và kết luận ý đỳng của mỗi nhỳm. - GV đặt câu hỏi: + Về mặt TN, VTĐL nước ta có ảnh hưởng quan trọng như thế nào ? + Vì sao nước ta không có KH nhiệt đới khô hạn như 1 số nước ở cùng vĩ độ ? + Vị trí tự nhiên đó đã gây nên những trở ngại gì cho nước ta ? |
3. Ý nghĩa của vị trí địa lí : a) Ý nghĩa về tự nhiên. - Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Nằm trên vành đai sinh khoáng, nên có nhiều tài nguyên khoáng sản. - Nằm trên đường di cư của ĐTV, nên tài nguyên sinh vật rất phong phú -đa dạng . - Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên,( phân hoá Bắc Nam, Đông - Tây, thấp – cao ) - Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán. |
- GV đặt câu hỏi: Qsát bản đồ ĐNA, cho biết VTĐL của nước ta có ý nghĩa như thế nào về KT, VH – XH. chính trị - QP ? + Nguyên nhân: Do vị trí liền kề, có nhiều nét tương đồng về lịch sử – VH XH, có mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực. - GV chuẩn kiến thức: Nước ta diện tích không lớn, nhưng có đường biên giới trên bộ và trên biển kéo dài. Hơn nữa BĐ chung với nhiều nước, việc bảo vê chủ quyền lãnh thổ gắn với vị trí chiến lược của nước ta. |
b) Ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng - Về kinh tế: + Nằm ở ngó tư đường hàng hải - hàng không quốc tế, nờn giao thụng thuận lợi. + Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vưc và trên thế giơí + Vựng biển rộng lớn, giàu cú tạo thuận lợi để phỏt triển cỏc ngành kinh tế biển - Về văn hoá - xã hội: thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác và phát triển với các nước trong khu vực. - Về chính trị và quốc phòng: là khu vực quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á |
IV. TỔNG KẾT
1. Luyện tập: Chỉ trên bản đồ và nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. So sánh thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý nước ta với một số nước trong khu vực Đông Nam á
2. Vận dụng: Nêu ảnh hưởng của vị trí địa lý đến đặc điểm tự nhiên Nghệ An?
V. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..