X

Giáo án Địa Lí 12 mới

Giáo án Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch


Giáo án Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Hiểu đựơc khái niệm du lịch, phân loại và phân tích được các loại tài nguyên du lịch của nước ta.

- Nắm vững tình hình phát triển du lịch và các trung tâm du lịch chính của nước ta.

- Biết đựợc sự cần thiết phải phát triển du lịch bền vững.

2. Kĩ năng:

- Xác định trên bản đồ các loại tài nguyên du lịch, trung tâm du lịch lớn của nước ta.

- Phân tích số liệu, biểu đồ và xây dựng biểu đồ liên quan tới sự phát triển du lịch của nước ta.

3. Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và giáo dục du lịch trong cộng đồng.

4 . Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Hợp tác; Giai quyết vấn đề

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ , Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

- Bản đồ du lịch Việt Nam. Atlat địa lí Việt Nam.

- Trang ảnh về một số địa điểm du lịch của nước ta.

II. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :

1. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu vai trò của ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong sự phát triển KT XH.

- Nêu những đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính và viễn thông ở nước ta.

2. Bài mới:

- Trong bài học hôm nay, chúng ta se tìm hiểu về vấn đề phát triển ngành thương mại và du lịch là 2 ngành thuộc khu vực dịch vụ có ý nghĩa rất quan trọng và nhiều tiềm năng trên đất nước ta.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Hoạt đông 1 :

+ Quan sát hình 31.1 Nhận xét cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế của nước ta.

1. Thương mại :

a) Nội thương :

- Sau khi thống nhất nội thương có đk để phát triển.

- Thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia. Quan trọng nhất là khu vực ngoài nhà nước.

+ Quan sát hình 31.2 Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu của VN trong gđ 1990 – 2005.

+ Quan sát hình 31.3 Nhận xét và giải thích tình hình xuất khẩu của VN trong gđ 1990 – 2005.

b) Ngoại thương :

- Phát triển theo hướng đa dang, đa phương hóa.

- Cơ cấu xuất nhập khẩu có sự thay đổi quan trong. Tuy nhiên chúng ta vẫn là nước nhập siêu.

- Giá trị XNK tăng liên tục.

- Các mặt hàng xuât khẩu : CN nặng, khoáng sản, CN nhẹ, nông sản...

- Thị trường xuất khẩu : Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc..

- Các mặt hàng nhập khẩu : nguyên liệu, tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng...

- Các thị trường nhập khẩu : Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Âu...

Hoạt động2:

- Gv cho hoc sinh nghiên cứu SGK.

- H : Thế nào là tài nguyên du lich ?

- GV nhấn mạnh lại các ý ,vì đây là khái niêm mới.

2. Du lịch :

a) Khái niệm :

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.

- HS đọc sách.

- Gv yêu cầu một em lên bảng sơ đồ hoá sự phân loại tìa nguyn du lich.

- GV nhận xét và hoàn thàn sơ đồ.

- H : Dựa trên sơ đồ GV nêu câu hỏi để học sinh phân tích về các loại tài nguyên du lịch ở nước ta:

+ Địa hình nước ta có những tiềm năng gì cho phát triển du lịch?

+ Kể tên và năm đựơc công nhận các thắng cảnh là di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta?

+ Khí hậu nước ta có đặc điểm gì thuận lợi cho du lịch?

+ Phân tích ý nghĩa của tài nguyên nước?

- Gv phân tích tài nguyên sinh vật, đặc biêt là 28 VQG vì trong SGK chỉ nêu 27 VQG. Đến nay nước ta đã có 28 VQG ( VQG thứ 28 mới thành lập ở Lâm Đồng).

+ Kể tên các thắng cảnh ở tỉnh Nghệ An?

+ Kể tên và xác đinh trên bản đồ các di sản văn hoá vật thể ở nước ta đựơc UNESCO công nhận?

- Gv Giảng giải.

+ Các làng nghề truyền thống ở nước ta?

b) Phân loại :

* Tài nguyên du lịch tự nhiên:

- Địa hình:

+ 125 bãi biển, nhiều bãi biển dài và đẹp.

+ 2 di sản thiên nhiên TG.

+ 200 hang động đẹp: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, Bích Động.

- Khí hậu: Đa dạng thuận lợi phát triển du lịch

- Nguồn nước: Các hồ tự nhiên, nước khoáng..

- Sinh vật: Nước ta có 28 VQG, 44 khu bảo tồn thiên nhiên, 34 khu rừng văn hoá, lịch sử.

* Tài nguyên du lịch nhân văn:

- Nước ta có 3 di sản vật thể òa 2 di sản phi vật thể:

- Các lễ hội văn hoá:

- Các làng nghề truyền thống….

Hoạt động 3 :

- Gv tổ chức cho học sinh làm việc với Atlat địa lí Việt Nam và các hình trong SGK để thấy sự phát triển của ngành du lịch:

+ Nhận xét hình 43.2 và 43.3 ?

+ Năm du lịch 2008 đựơc diễn ra ở đâu ?

+ Số khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng nhanh song vẫn đang còn ít, vì sao?

c) Tình hình phát triển và phân bố du lịch theo lãnh thổ :

* Tình hình phát triển:

- Ngành du lịch nước ta ra đời năm 1960 .

- Số lượt khách du lịch và doanh thu ngày càng tăng nhanh,

- Đến 2004 có 2,93 triệu lượt khách quốc tế và 14,5 triệu lượt khách nội địa, doanh thu 30,3. nghìn tỉ đồng.

Hoạt động 4:

+ Xác đinh các vùng du lịch chủ yếu của nước ta?

+ Nước ta đã hình thành các trung tâm du lịch lớn ở đâu? Các tam giác tăng trưởng du lịch?

+ Tuyến du lịch di sản Miền Trung từ đâu đến đâu?

* Sự phân bố theo lãnh thổ:

- Cả nước hình thành 3 vùng du lịch: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ v Nam Bộ.

- Tam giác tăng trưởng du lịch: Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh, TPHCM – Nha Trang - Đà Lạt

- Các trung tâm du lịch: Hà Nội, TPHCM, Huế, Đà Nẵng, Hạ Long, Đà Lạt, Cần Thơ, Vũng Tàu, Nha Trang...

IV. ĐÁNH GIÁ :

Câu 1. Tính đến hết năm 2007, số di sản vật thể và phi vật thể ở nước ta đã được UNESCO công nhận tương ứng là:

A. 4 và 3     B. 5 và 4

C. 5 và 2     D. 6 và 3

Câu 2. Lễ hội có thời gian kéo dài nhất ở nước ta:

A. Đền Hùng (Phú Thọ)     B. Bà Chúa Xứ (An Giang)

C. Phủ Giầy (Nam Định)     D. Chùa Hương (Hà Tây)

Câu 3. Trong các hang động cacxtơ sau, hang nào dài nhất nước ta hiện nay:

A. Động Tam Thanh (Lạng Sơn)    B. Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình)

C. Hang Chui (Hà Giang)     D. Động Phong Nha (Quảng Bình)

Câu 4. Trong các loại hình du lịch sau, loại hình nào mang tính thời vụ rõ nét nhất:

A. Du lịch biển     B. Du lịch lễ hội

C. Du lịch sinh thái     D. Du lịch làng nghề.

V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

- Học sinh làm bài tập 3,4 trang143 trong sgk.

VI. PHỤ LỤC:

Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1

Giáo án Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch | Giáo án Địa Lí 12 mới, chuẩn nhất

VII. RÚT KINH NGHIỆM

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 12 mới, chuẩn khác: