Giáo án Địa Lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
Giáo án Địa Lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Biết xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Đồng bằng sông Hồng.
- Phân tích đựơc các thế mạnh chủ yếu và những hạn chế của Đồng bằng sông Hồng.
- Hiểu được tính cấp thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và những định hướng về sự chuyển dịch đó.
2. Kĩ năng:
- Xác định trên bản đồ một số tài nguyên thiên nhiên ( đất, nuớc, thuỷ sản, …), mạng lưới giao thông và đô thị ở Đồng bằng sông Hồng. Phân tích được các hình ảnh và bảng biểu trong SGK.
3. Thái độ:
- Có nhận thức đúng về vấn đề dân số. Thấy rõ sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
4 . Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Hợp tác; Giai quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ , Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Atlát địa lí Việt Nam. Bản đồ tự nhiên ĐBSH.
II. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc ?
- Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản trong vùng.
2. Bài mới:
- Đồng bằng sông Hồng là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, là vùng có nền kinh tế phát triển mạnh đứng hàng thứ hai cả nước sau Đông Nam Bộ. Vậy điều kiện nào tạo nên thế mạnh đó? Tại sao lại phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tất cả những vấn đề trên.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
---|---|
Hoạt động 1 : Xác định vị trí địa lí Đồng bằng sôngHồng. (Cá nhân) - Bước 1: Yêu cầu HS dựa vào Atlat Địa lí VN trang 21 hoặc H-46.3. Trả lời các câu hỏi sau: + Xác định các đơn vị hành chính của Đồng bằng sông Hồng. + Xác định ranh giới. + Nhận xét diện tích, dân số của ĐBSH. + Nêu ý nghĩa. - Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. |
I. Các thế mạnh và hạn chế của vùng : 1. Các thế mạnh : a) Khái quát: - Diện tích: 15.000 km2 = 4,5% cả nước. - Dân số: 18,2 triệu người (2006) = 21,6% dsố cả nước. - Gồm 10 tỉnh, thành phố. |
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ĐBSH. (Cặp đôi) - Bước 1: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, H-46.1, Atlat trang 21. Trả lời các câu hỏi sau: + Nêu đặc điểm tự nhiên của ĐBSH: đất đai, khí hậu, nguồn nước, tai nguyên biển, khoáng sản. + Phân tích cơ cấu sử dụng đất ở ĐBSH. + Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội ở ĐBSH. + Phân tích sức ép dân số tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSH. → Điều đó có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế ở ĐBSH? - Bước 2: HS trình bày có phản hồi thông tin. - Bước 3: GV chuẩn kiến thức. |
b) Các thế mạnh chủ yếu: - Vị trí địa lí: - Tự nhiên: + Đất + Nước + Biển + Khoáng sản - Kinh tế - xã hội: + Dân cư và lao động + CSHT + CSVCKT + Thế mạnh khác |
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH. (Nhóm) - Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ: + Nhóm 1,2: Giải thích tại sao ĐBSH lại phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế? + Nhóm 3,4: Nhận xét biểu bảng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP của cả nước và ĐBSH. Năm 1990 1995 2005 KV I 22,7 28,8 41,0 KV II 38,7 27,2 21,0 KV III 38,6 44,0 38,0 Cơ cấu GDP của cả nước. Năm 1990 1995 2005 KV I 45,6 32,6 25,1 KV II 22,7 25,4 29,9 KVIII 31,7 42,0 45,0 Cơ cấu GDP của ĐBSH. + Nhóm 5,6: Dựa vào SGK, cho biết định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH - Bước 2: Các nhóm trình bày, có bổ sung. - Bước 3: GV chuẩn kiến thức. |
II. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: * Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH: - Do đất chật người đông. - Cơ cấu kinh tế của vùng còn mất cân đối, chưa hợp lí. - Có nhiều tiền năng để PT CN và DV. - Phù hợp với xu thế chung của cả nước. 1. Thực trạng: - Đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm. - Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. - Trước 1990, khu vực I chiếm tỉ trọng cao nhất. Sau 1990, khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhất. 2. Định hướng: - Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. - Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế: + Trong khu vực I : Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản. Trong trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây thực phẩm và cây ăn quả. + Trong khu vực II: phát triển CN trọng điểm + Trong khu vực III: phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo,… |
IV. ĐÁNH GIÁ :
Câu 1. Mật độ dân số ở Đồng bằng sông Hồng năm 2006 là:
A. 2500 người / km2. C. 1520 người/km2.
B. 1225 người/km2. D. 2150 người/km2 .
Câu 2. Khoáng sản có giá trị lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng là:
A. Đá vôi - sét - than nâu
C. Than nâu - đá vôi
B. Đá vôi - sét - khí tự nhiên
D. Than nâu - khí tự nhiên.
Câu 3. Diện tích đất phù sa màu mỡ của đồng bằng chiếm tỉ lệ khoảng:
A. 62%. C. 80%. B. 70%. D. 50%.
Câu 4. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng diễn ra theo xu hướng:
A. Tăng tỉ trọng khu vực I; giảm tỉ trọng khu vực II và III.
B. Tăng tỉ trọng khu vực I và II; giảm tỉ trọng khu vực III.
C. Tăng tỉ trong khu vực III; giảm tỉ trọng khu vực I và II.
D. Tăng tỉ trọng khu vực II và III; giảm tỉ trọng khu vực I.
Câu 5. Sự chuyển dịch trong ngành trồng trọt của vùng thể hiện rõ nét qua:
A. Tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm và cây lương thực.
B. Giảm tỉ trọng cây lương thực; tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
C. Giảm tỉ trọng cây lương thực, cây thực phẩm; tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả.
D. Giảm tỉ trọng cây lương thực, cây thực phẩm, cây ăn quả.
V.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- HS về nhà dựa vào bảng số liệu trong bài học. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ĐBSH.
VI. PHỤ LỤC: ( Phiếu học tập )
- Nhiệm vụ : Đọc SGK, kết hợp các thông tin minh họa và kiến thức bản thân. Hãy lựa chọn đúng các thế mạnh và hạn chế của vùng Đồng bằng sông Hồng trong phát triển kinh tế - xã hội.
VII. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………