Giáo án Địa Lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên
Giáo án Địa Lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí địa lí, và hình dạng lãnh thổ của vùng. Biết được những khó khăn, thuận lợi và triển vọng của việc phát huy các thế mạnh nhiều mặt của Tây Nguyên, đặc biệt là về phát triển cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp và khai thác nguồn thủy năng.
- Trình bày được các tiến bộ về mặt kinh tế - xã hội của Tây Nguyên gắn liền với việc khai thác các thế mạnh của vùng; những vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường gắn với việc khai thác các thế mạnh này.
2. Kĩ năng:
- Củng cố các kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, sưu tầm và xử lí các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng… Rèn luyện kĩ năng trình bày và báo cáo các vấn đề kinh tế - xã hội của một vùng.
3. Thái độ:
- Thêm yêu quê hương tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập nghiêm túc để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
4 . Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Hợp tác; Giai quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ , Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Bản đồ kinh tế Việt Nam
- Atlat Địa lí Việt Nam.
II. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng DHNTB?
2. Bài mới:
Khởi động: GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh về cồng chiêng Tây Nguyên và cho biết những hiểu biết của mình về không gian văn hóa cồng chiêng.
GV: Giới thiệu thêm về văn hóa cồng chiêng và tiềm năng, triển vọng phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên.
Ngày 25-11-2005, Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai... Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
---|---|
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm lãnh thổ và vị trí của vùng . Hình thức: Cá nhân.
- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên và trả lời các câu hỏi theo dàn ý:
+ Xác định vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên.
+ Kể tên các tỉnh trong vùng.
+ Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
+ Một số HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức.
|
1. Khái quát chung
a. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Tây Nguyên bao gồm có 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
- Tiếp giáp: Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Cămpuchia và Lào. Đây là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển.
→ Thuận lợi, giao lưu liên hệ với các vùng và quốc tế; là vùng có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng và xây dựng kinh tế..
b. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của vùng
( giảm tải)
|
Hoạt động 2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm.
Hình thức: Cả lớp.
- Bước 1: GV yêu cầu học sinh đọc SGK, kết hợp với các thông tin bổ sung, Atlat địa lí Việt Nam (trang 8, 10, 13, 23), bảng số liệu diện tích - sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm của Tây Nguyên so với cả nước và giao nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ : Tìm hiểu những điều kiện thuận lợi của Tây Nguyên có những để phát triển cây công nghiệp lâu năm.
- Bước 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin trả lời câu hỏi và hoàn thiện bảng.
- Bước 3: GV yêu cầu học sinh trả lời, điền các thông tin vào bảng. Nhận xét và bổ sung hoàn thiện nội dung.
|
2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm
- Là vùng có nhiều tiềm năng phát triển cây công nghiệp:
+ Khí hậu có tính chất cận xích đạo nóng ẩm quanh năm.
+ Các cao nguyên xếp tầng, đất đỏ badan.
+ Thu hút được nhiều lao động, cơ sở chế biến được cải thiện.
- Hiện trạng sản xuất và phân bố: (phụ lục)
|
Hoạt động 3. Tìm hiểu vấn đề khai thác và chế biến lâm sản.
Hình thức: Cá nhân.
- Bước 1: GV vẽ sơ đồ trên bảng và yêu cầu học sinh thông qua nội dung trong SGK và hiểu biết của mình hãy trình bày sự suy giảm tài nguyên rừng của vùng, hậu quả và biện pháp bảo vệ.
- Bước 2: GV hướng dẫn HS hoàn thiện nội dung vào bảng.
- Bước 3: HS trình bày, GV tổng kết và hoàn thiện nội dung.
|
3. Khai thác và chế biến lâm sản
- Hiện trạng:
+ Là vùng giàu có về tài nguyên rừng so với các vùng khác trên cả nước.
+ Nạn phá rừng của vùng ngày càng gia tăng.
- Hậu quả:
+ Giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm trữ lượng gỗ.
+ Đe dọa môi trường sống của các loài động vật.
+ Hạ mực nước ngầm và mùa khô.
- Biện pháp: Khai thác hợp lí tài nguyên rừng.
|
Hoạt động 4. Tìm hiểu thế mạnh khai thác thủy năng kết hợp với thủy điện. Hình thức: Cặp.
+ GV đặt câu hỏi: Tại sao phải chú ý kết hợp giữa khai thác thủy năng với thủy lợi ở Tây Nguyên?
( Mùa khô ở đây kéo dài và mức độ khô hạn cao gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Hồ chứa nước của các nhà máy thuỷ điện có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp nước tưới vào mùa khô, tiêu nước vào mùa mưa)
|
4. Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi
|
IV.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Trả lời các câu hỏi cuối bài. Chuẩn bị nội dung bài 38 SGK.
V. PHỤ LỤC:
Phiếu học tập : Nhiệm vụ: Đọc SGK kết hợp với các kiến thức minh họa hãy hoàn thiện phiếu học tập để làm nổi bật những thuận lợi và khó khăn của vùng Tây Nguyên.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………