Giáo án Địa Lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Giáo án Địa Lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí địa lí, và hình dạng lãnh thổ của vùng. Hiểu và trình bày được Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng lãnh thổ tương đối giàu tài nguyên thiên nhiên, có khả năng phát triển nền kinh tế nhiều ngành, nhưng sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng còn gặp nhiều khó khăn.
- Hiểu được thực trạng và triển vọng phát triển tổng hợp kinh tế biển, sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng của vùng.
2. Kĩ năng:
- Đọc và khai thác thông tin từ átlát, bản đồ giáo khoa và các lược đồ trong bài: vị trí địa lí, các tài nguyên thiên nhiên ở Duyên hải Nam Trung Bộ...
- Phân tích, thu thập các số trên các phương tiện khác nhau, và rút ra các kết luận cần thiết.
3. Thái độ:
- Thêm yêu quê hương tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập nghiêm túc để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
4 . Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Hợp tác; Giai quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ , Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Bản đồ kinh tế Duyên hải Trung Bộ. Các bảng số liệu liên quan đến nội dung bài học.
- Hình ảnh minh hoạ về các thế mạnh kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Atlat Địa lí VN
II. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
- Khởi động: Yến sào, là nguồn lợi đặc trưng của vùng nào?
A. Bắc Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
GV: cho đáp đúng là B và giới thiệu đôi nét về nguồn lợi tổ yến và khái quát về những đặc điểm nổi bật ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
---|---|
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm lãnh thổ và vị trí của vùng. Hình thức: Cá nhân. - GV yêu cầu HS quan sát lược đồ vị trí địa lí của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và trả lời các câu hỏi theo dàn ý: + Xác định vị trí địa lí của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. + Kể tên các tỉnh trong vùng. + Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. - Một HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức. |
1. Khái quát chung a. Vị trí địa lí và lãnh thổ - Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng kéo dài, hẹp ngang là cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. - Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố. - Tiếp giáp: Bắc Trung Bộ, Lào, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Biển Đông. → Thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa xã hội của vùng với các vùng và các quốc gia khác cả bằng đường bộ và đường biển. b. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của vùng ( giảm tải) |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phát triển tổng hợp kinh tế biển . Hình thức: Nhóm. + Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ. (Xem phiếu học tập 2 phần phụ lục). * Nhóm 1: Tìm hiểu về nghề cá. * Nhóm 2: Tìm hiểu về du lịch biển. * Nhóm 3: Tìm hiểu về dịch vụ hàng hải. * Nhóm 4: Tìm hiểu về khai thác khoáng sản. + Bước 2: GV hướng dẫn và đôn đốc HS tìm hiểu các thông tin và gợi mở vấn đề tiềm năng, hiện trạng phát triển kinh tế biển của vùng. + Bước 3: GV yêu cầu các nhóm HS trình bày, nhận xét và bổ sung hoàn thiện. |
2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển ( Phụ lục 2) |
Hoạt động 4: Tìm hiểu về phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Hình thức: Cả lớp. - GV đặt câu hỏi: Cơ sở để phát triển ngành công nghiệp ở duyên hải Nam Trung Bộ. Kể tên các trung tâm công nghiệp, những ngành công nghiệp quan trọng của vùng. ( Cơ sở để phát triển: nguồn lâm - thuỷ sản phong phú, nguồn khoáng sản có giá trị chưa được khai thác do hạn chế về vốn, kĩ thuật...) - Một HS đại diện trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức. - GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục 3, cho biết: Việc tăng cường kết cấu hạ tầng ở duyên hải Nam Trung Bộ được thực hiên như thế nào? Tại sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế vùng? + Một HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. + GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức. ( Các tuyến đường Đông - Tây để tăng cường liên kết vùng khai thác với chế biến và các cảng biển. Xây dựng cảng nước sâu Dung Quất và sân bay quốc tế Chu Lai để đẩy mạnh giao lưu kinh tế của vùng với các vùng khác và thế giới). |
3. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng * Phát triển công nghiệp: - Các trung tâm công nghiệp đang phát triển nhanh: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn... Hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất. - Các ngành công nghiệp chủ yếu: cơ khí, chế biến nông -lâm - thuỷ sản và sản xuất hàng tiêu dùng. Công nghiệp năng lượng đang được tăng cường: (nhà máy điện Sông Hinh (Phú Yên), Vĩnh Sơn (Bình Định), Hàm thuận - Đa Mi (Bình Thuận), A vương (Quảng Nam). * Tăng cường kết cấu hạ tầng - Nâng cấp và mở rộng các tuyến đường bộ (quốc lộ 1, 19, 26). - Khôi phục và hiện đại hoá các sân bay, cảng biển |
IV.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
V. PHỤ LỤC:
Phiếu học tập số 1 : Nhiệm vụ: Đọc SGK, tham khảo các thông tin bổ sung hãy hoàn thiện phiếu sau để làm nổi bật các thế mạnh và hạn chế của vùng Duyên hải Trung Bộ.
Nội dung tìm hiểu | Thuận lợi | Khó khăn |
---|---|---|
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên |
- Thiên nhiên phân hóa đặc sắc giữa phần đông và phần tây lãnh thổ. - Tài nguyên biển đa dạng: thủy sản, khoáng sản. - Khoáng sản: chủ yếu là vật liệu xây dựng, dầu khí… - Rừng: có nhiều loại gỗ, chim thú quý |
- Nhiều thiên tai. |
Kinh tế - xã hội |
- Là vùng có nhiều dân tộc ít người. - Các đô thị phân bố dọc ven biển. - Có nhiều di sản văn hóa thế giới: Hội An, Mỹ Sơn… |
- Mức sống thấp, cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ. |
VI. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………