X

Giáo án Địa Lí 9 chuẩn

Giáo án Địa Lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo


Giáo án Địa Lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Biết được tên và vị trí của các đảo và quần đảo lớn.

- Phân tích ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.

- Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển đảo như khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch biển – đảo.

2. Kĩ năng

- Xác định được vị trí, phạm vi vùng biển Việt Nam.

- Phân tích bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê để nhận biết tiềm năng kinh tế biển, đảo Việt Nam.

3. Thái độ

- Ý thức bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ.

- Ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường biển.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh.

II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh

1. Giáo viên

Kế hoạch bài giảng, SGK; bản đồ Biển – đảo Việt Nam, một số hình ảnh về vùng biển, đảo VN.

2. Học sinh

Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập.

III. Tiến trình dạy học

A. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu

Cho HS nhận biết được vị trí của vùng biển nước ta. Từ đó giúp các em có sự hiểu biết về nguồn tài nguyên biển – đảo phong phú của nước ta là tiền đề để phát triển nhiều ngành kinh tế biển: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển, giao thông vận tải biển.

2. Phương pháp - kĩ thuật

Vấn đáp qua bản đồ - Cá nhân.

3. Phương tiện

Bản đồ Biển – đảo Việt Nam

4. Các bước hoạt động

- Bước 1: Giao nhiệm vụ

Cho HS xem bản đồ Biển – đảo Việt Nam và yêu cầu học sinh xác định vị trí của vùng biển nước ta.

Quan sát lược đồ, em hãy xác định vị trí giới hạn của vùng biển nước ta? Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của những quốc gia nào?

- Bước 2: HS quan sát bản đồ để trả lời

- Bước 3: HS báo cáo kết quả (Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).

- Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Biển và đảo Việt Nam. (Thời gian: 14 phút)

1. Mục tiêu

- Biết được tên và vị trí của các đảo và quần đảo lớn.

- Phân tích ý nghĩa của biển, đảo đối với an ninh quốc phòng.

2. Phương pháp

- PP sử dụng tranh ảnh về biển – đảo VN, bản đồ Biển- đảo Việt Nam, SGK…

- KT đặt câu hỏi …

3. Hình thức tổ chức:

Cả lớp

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

- Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bản đồ vùng biển nước ta, đọc phần phụ lục nói rõ: đường cơ sở, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. Và trả lời các câu hỏi.

I. Biển và đảo Việt Nam

+ Quan sát hình 38.1 nêu các bộ phận vùng biển nước ta? giới hạn từng bộ phận? Đặc điểm vùng biển nước ta là gì?

1. Vùng biển nước ta

- Biển VN thuộc Biển Đông, rộng trên 1 triệu km2, bờ biển dài, nhiều đảo lớn nhỏ.

+ Quan sát lựơc đồ đọc tên các đảo và quần đảo nước ta?

2. Các đảo và quần đảo

- Có hơn 3 000 hòn đảo lớn nhỏ.

- Hai quần đảo lớn Hoàng Sa, Trường Sa.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

Hoạt động 2: Phát triển tổng hợp kinh tế biển. (Thời gian: 18 phút)

1. Mục tiêu

- Phân tích ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế.

-Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển đảo như khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch biển – đảo.

2. Phương pháp

- PP sử dụng tranh ảnh về biển – đảo VN, bản đồ Biển- đảo Việt Nam, SGK…

phát vấn, diễn giảng; giải quyết vấn đề/ Hợp tác

- KT đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não, trình bày…

3. Hình thức tổ chức:

Cá nhân/ nhóm

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Hoạt động cá nhân :

Quan sát lược đồ và tranh ảnh em hãy:

- Nhận xét về vùng đảo và quần đảo ở nước ta?

- Qua hình ảnh và thực tế, nhận xét nguồn tài nguyên biển đảo nước ta?

- Vùng biển nước ta có khả năng phát triển những ngành kinh tế nào? Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.

Hoạt động theo nhóm :

Bước 1: chia cặp phân công nhiệm vụ

GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II, kết hợp quan sát hình 38.2 trong SGK (trang 137 và 138) lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

- Nhóm 1,2: Trình bày về tiềm năng, sự phát triển, những hạn chế và phương hướng phát triển của ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

- Nhóm 3,4: Trình bày về tiềm năng, sự phát triển, những hạn chế và phương hướng phát triển của ngành du lịch biển đảo.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS.

Bước 3: Đại diện HS các nhóm báo cáo kết quả làm việc, HS nhóm khác nhận xét bổ sung.

Bước 4: GV đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của HS và chuẩn kiến thức.

II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

1. Khai thác và nuôi trồng hải sản

2. Du lịch biển đảo

C. Luyện tập

1. (Cá nhân): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu hỏi, bài tập sau đây:

Câu 1: Số tỉnh, thành phố nước ta nằm giáp biển là

A. 27.

B. 28.

C. 29.

D. 30.

Câu 2: Vùng biển tiếp giáp phần đất liền nước ta được gọi là

A.lãnh hải.

C. vùng đặc quyền kinh tế.

B.vùng tiếp giáp lãnh hải.

D.vùng nội thủy.

Câu 3: Từ đất liền ra đến vùng biển quốc tế, thứ tự các bộ phận của vùng biển nước ta là:

A. vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế.

B. lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế

C. vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp.

D. vùng tiếp giáp, vùng nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải.

2. (Cặp đôi) Tại sao phải phát triển tổng hợp kinh tế biển?

D. Mở rộng, vận dụng.:

1. Dựa vào hình 38.2 SGK,

Câu 1: Kể tên và xác định vị trí một số đảo, quần đảo lớn theo thứ tự từ Bắc vào Nam của nước ta, rồi điền vào bảng sau:

STT Tên đảo, quần đảo Thuộc tỉnh, thành phố

1

2

Câu 2: Nêu tên một số bãi tắm và khu du lịch biển ở nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam?

2. Tìm hiểu về tình hình phát triển, những hạn chế và phương hướng phát triển của ngành giao thông vận tải biển và ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 9 chuẩn khác: