X

Giáo án Hóa học 12 mới

Giáo án Hóa học 12 Bài 14: Vật liệu polime (tiết 2) mới nhất


Giáo án Hóa học 12 Bài 14: Vật liệu polime (tiết 2) mới nhất

Tải xuống

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 12, VietJack biên soạn Giáo án Hóa học 12 Bài 14: Vật liệu polime (tiết 2) phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 12 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

1. Kiến thức:

Biết được:

- Khái niệm về một số vật liệu: Chất dẻo, sao su, tơ.

- Thành phần, tính chất và ứng dụng của chúng.

2. Kỹ năng:

- So sánh các loại vật liệu.

- Viết các PTHH của phản ứng tổng hợp ra một số polime dùng làm chất dẻo, cao su và tơ tổng hợp.

- Giải các bài tập polime.

3. Tư tưởng:

HS thấy được những ưu điểm và tầm quan trọng của các vật liệu polime trong đời sống và sản xuất.

II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

1. Phát triển năng lực

* Các năng lực chung

1. Năng lực hợp tác

2. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

3. Năng lực giao tiếp

* Các năng lực chuyên biệt

1. Năng lực sử dụng ngôn ngữ

2. Năng lực giải quyết vấn đề

3. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

2. Phát triển phẩm chất

- Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư;

- Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Các mẫu polime, cao su, tơ, keo dán,…

- Các tranh ảnh, hình vẽ, tư liệu liên quan đến bài giảng.

2. Học sinh:

Học bài mới trước khi đến lớp

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

Kết hợp khéo léo giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Hoạt động khởi động

1.1. Ổn định tổ chức:

1.2. Kiểm tra bài cũ: Bỏ qua kiếm tra đầu giờ

1.3. Bài mới:

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của Học sinh – Phát triển năng lực

Nội dung

GV chia lớp thành 3 nhóm:

Nhóm 1: Tìm hiểu một số loại tơ thường gặp

? Viết phương trình hóa học tổng hợp

? Nêu tính chất và ứng dụng của tơ nilon 6,6; tơ nitron

Nhóm 2: Tìm hiểu cao su thiên nhên

? Cấu tạo, tính chất và ứng dụng của cao su thiên nhiên

? Bản chất của quá trình lưu hóa cao su

Nhóm 3: Tìm hiểu cao su tổng hợp

? Viết phương trình phản ứng tổng hợp cao su buna, cao su buna – S, cao su buna – N

? Nêu tính chất và ứng dụng?

GV tổ chức cho HS thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày

- Sau khi nhóm 1 trình bày xong, GV nhận xét bổ sung

- GV: Cho HS quan sát mẫu cao su và hỏi: Cao su là gì? Có mấy loại cao su?

- GV yêu cầu nhóm 2, nhóm 3 trình bày

- GV nhận xét và chốt lại kiến thức

- GV: liên hệ nước ta do điều kiện đất đai và khí hậu rất thuận tiện cho việc trồng cây sao su, cây công nghiệp có giá trị cao, nói qua về lịch sử trồng cây cao su

HS lắng nghe nhiệm vụ

HS thảo luận

Các nhóm cử đại diện trình bày

HS quan sát và trả lời

Phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

3. Một số loại tơ tổng hợp thường gặp

a) Tơ nilon-6,6

Giáo án Hóa học 12 Bài 14: Vật liệu polime (tiết 2) mới nhất

- Tính chất: Tơ nilon-6,6 dai, bền, mềm mại, óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô nhưng kém bền với nhiệt, với axit và kiềm.

- Ứng dụng: Dệt vải may mặc, vải lót săm lốp xe, dệt bít tất, bện làm dây cáp, dây dù, đan lưới,…

b) Tơ nitron (hay olon)

Giáo án Hóa học 12 Bài 14: Vật liệu polime (tiết 2) mới nhất

- Tính chất: Dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt.

- Ứng dụng: Dệt vải, may quần áo ấm, bện len đan áo rét.

.............

..........................................

Tài liệu còn nhiều, mời bạn tải xuống để xem đầy đủ!

Tải xuống

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: