Giáo án Hóa học 12 Bài 28: Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng mới nhất
Giáo án Hóa học 12 Bài 28: Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng mới nhất
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 12, VietJack biên soạn Giáo án Hóa học 12 Bài 28: Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 12 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Ôn tập và củng cố các kiến thức về kim loại kiềm, kiềm thổ và hợp chất của chúng.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng viết phương trình phản ứng và giải các bài tập có liên quan.
3. Thái độ: Hứng thú với môn học
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
* Năng lực:
1. Năng lực hợp tác
2. Năng lực giao tiếp
3. Năng lực sử dung ngôn ngữ hóa học
4. Năng lực tính toán
* Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
2. Học sinh: hoàn thành nhiệm vụ theo nhóm chuyên gia được phân công
Lập sơ đồ tư duy:
Nhóm 1: Tính chất, ứng dụng và điều chế kim loại kiềm
Nhóm 2: Tính chất, ứng dụng và điều chế kim loại kiềm thổ
Nhóm 1: Tính chất của các hợp của kim loại kiềm thổ
Nhóm 1: Nước cứng
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Dạy học theo nhóm, sử dụng sơ đồ tư duy, kĩ thuật mảnh ghép
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1.1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục…
1.2. Kiểm tra bài cũ: Bỏ qua kiểm tra đầu giờ
2. Hoạt động luyện tập và vận dụng
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của Học sinh – Phát triển năng lực |
Nội dung kiến thức |
Hoạt động 1. I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG |
||
GV yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày phần nội dung đã chuẩn nhóm đã chuẩn bị |
HS trình bày sơ đồ tư duy nhóm đã chuẩn bị: Nhóm 1: Tính chất, ứng dụng và điều chế kim loại kiềm Nhóm 2: Tính chất, ứng dụng và điều chế kim loại kiềm thổ Nhóm 3: Tính chất của các hợp của kim loại kiềm thổ Nhóm 4: Nước cứng Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học |
|
Hoạt động 2. II. BÀI TẬP GV đổi chỗ HS: Các nhóm chuyên gia đổi chỗ theo hướng dẫn của giáo viên để được nhóm mảnh ghép, hợp tác cùng hoàn thành phiếu học tập GV phát phiếu học tập Các nhóm hoạt động theo sự hướng dẫn của GV GV yêu cầu HS chữa bài, nhận xét và chốt lại kiến thức. Phát triển năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ Câu 1. Hoà tan một ôxít kim loại hoá trị 2 bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% ta thu được dung dịch muối có nồng độ 11,8%. Kim loại là. A. Cu B. Ca C. Mg D. Fe Câu 2. Có 4 dung dịch trong suốt mỗi dung dịch chỉ chứa một loại cation và 1 loại anion. Các ion trong cả 4 dung dịch gồm Ba2+; Mg2+; Pb2+; Na+; . 4 dung dịch đó là: A. BaCl2; MgSO4; Na2CO3; Pb(NO3)2 B. BaCO3; MgSO4, NaCl; Pb(NO3)2 C. BaCl2; PbSO4; MgCl2; Na2CO3 D. Mg(NO3)2; BaCl2; Na2CO3; PbSO4 Câu 3. Có những chất: NaCl; Ca(OH)2; Na2CO3; HCl; NaOH Chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là: A. Na2CO3; HCl; NaOH B. Ca(OH)2; HCl; Na2CO3 C. Ca(OH)2; NaOH; Na2CO3 D. NaCl; NaOH; Na2CO3 Câu 4: Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây? A. Làm hao tổn chất giặt rửa tổng hợp B. làm giảm mùi vị thực phẩm C. Làm giảm độ an toàn của các nồi hơi D. Làm tắc ống dẫn nước nóng |
..........................................
Tài liệu còn nhiều, mời bạn tải xuống để xem đầy đủ!