Giáo án Hóa học 12 Bài 34: Crom và hợp chất của crom (tiết 2) mới nhất
Giáo án Hóa học 12 Bài 34: Crom và hợp chất của crom (tiết 2) mới nhất
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 12, VietJack biên soạn Giáo án Hóa học 12 Bài 34: Crom và hợp chất của crom (tiết 2) phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 12 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Nêu được:
- Tính chất của hợp chất crom (III), Cr2O3, Cr(OH)3 (tính tan, tính oxi hoá và tính khử, tính lưỡng tính); Tính chất của hợp chất crom (VI), K2CrO4, K2Cr2O7 (tính tan, màu sắc, tính oxi hoá).
2. Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các hợp chất của crom.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học.
- Giải bài tập: Tính thành phần phần trăm khối lượng crom oxit, muối crom trong phản ứng, xác định tên kim loại hoặc oxit kim loại phản ứng theo số liệu thực nghiệm, bài tập khác có nội dung liên quan.
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
* Năng lực:
1. Năng lực hợp tác
2. Năng lực giao tiếp
3. Năng lực sử dung ngôn ngữ
4. Năng lực thực hành hóa học
5. Năng lực tính toán
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Dụng cụ, hoá chất: Chén sứ, giá thí nghiệm, kẹp ống nghiệm, đèn cồn.
- Tinh thể K2Cr2O7, dung dịch CrCl3, dung dịch HCl, dung dịch NaOH, tinh thể (NH4)2Cr2O7
Học sinh
- Chuẩn bị bài trước ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên.
- Tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ theo lựa chọn và sự phân công.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Phương pháp sử dụng: Phương pháp dạy học theo nhóm, ki thuật khăn trải bàn
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1.1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
1.2. Kiểm tra bài cũ:
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của Học sinh – Phát triển năng lực |
Nội dung |
Hoạt động 1: Kiến thức cần nắm vững |
||
GV chia lớp thành 4 nhóm Nhóm 1,3: Tìm hiểu hợp chất crom (III) (thể hiện sản phẩm nhóm theo sơ đồ tư duy) - Tiến hành thí nghiệm điều chế Cr(OH)3 và thử tính chất Nhóm 2,4: Tìm hiểu hợp chất crom (VI) (thể hiện sản phẩm nhóm theo sơ đồ tư duy) Tiến hành thí nghiệm: K2Cr2O7 + FeSO4 (môi trường axit). GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và trính bày GV đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và chốt lại kiến thức |
HS thảo luận theo nhóm hoàn thành nhiệm vụ - HS trình bày khi GV yêu cầu Phát triển năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực thực hành , năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề |
IV – HỢP CHẤT CỦA CROM 1. Hợp chất crom (III) a) Crom (III) oxit – Cr2O3 Cr2O3 là chất rắn, màu lục thẩm, không tan trong nước. Cr2O3 là oxit lưỡng tính Cr2O3 + 2NaOH (đặc) → 2NaCrO2 + H2O Cr2O3 + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2 b) Crom (III) hiđroxit – Cr(OH)3 Cr(OH)3 là chất rắn, màu lục xám, không tan trong nước. Cr(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O Cr(OH)3+ 3HCl → CrCl3 + 3H2O Tính khử và tính oxi hoá: Do có số oxi hoá trung gian nên trong dung dịch vừa có tính oxi hoá (môi trường axit) vừa có tính khử (trong môi trường bazơ) 2CrCl3 + Zn → 2CrCl2 + ZnCl2 2Cr3+ + Zn → 2Cr2+ + Zn2+ 2CrCl3 + 3Br2 + 16KOH → 2K2CrO4 + 6KBr + 6 KCl + 8H2O 2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O 2CrO2- + 3Br2 + 8OH- → + 6Br- + 4H2O |
..........................................
Tài liệu còn nhiều, mời bạn tải xuống để xem đầy đủ!