Giáo án Hóa học 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit mới nhất
Giáo án Hóa học 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit mới nhất
I. Mục tiêu :
1) Kiến thức:
-Hs biết được những tính chất hoá học củaaxit(kiến thức trọng tâm) : Tác dụng với quỳ tím, với bazơ, oxit bazơ và kim loại
-Biết được các axit mạnh và axit yếu
2) Kĩ năng: -Hs biết quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hoá học củaaxit
-Viết các pthh chứng minh tính chất cuả axit
-Tính nồng độ hoặc khối lượng dd axit
3) Thái độ:
- Ham mê hóa học và khoa học, tích cực học tập
4) Phát triển năng lực
- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực quan sát và giải thích thí nghiệm
- Năng lực giao tiếp và làm việc cá nhân, làm việc nhóm
II. Chuẩn bị :
Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm: - khay ,quỳ tím , lọ HCl, lọ H2SO4,đế sứ , ống nhỏ giọt ,
2 cốc , nhôm ,điều chế Cu(OH)2 (từ CuSO4,Na2SO4) ,Fe2O3,5 ống nghiệm , kẹp ống nghiệm ,chổi ,giá để ống nghiệm
III. Tiến trình lên lớp :
1) Ổn định tổ chức :
2) Kiểm tra bài cũ :
- Nêu tính chất vật lí, tính chất hoá học của SO2
- Nêu ứng dụng và điều chế SO2
- Gv yêu cầu hs giải bài tập 1 sgk trang 11
3) Hoạt động dạy và học :
Giới thiệu bài :Gv hỏi dd axit HCl có những tính chất hoá học nào ?
Hs trả lời
Gv ngoài tính chất trên ,dd axit HCl nói riêng và axit nói chung còn có những tính chất hoá học nào khác ? Để biết được điều đó chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay .
Hoạt đông 1: Tính chất hoá học (thí nghiệm thực hành theo nhóm của HS nếu có điều kiện)
Giáo viên | Học sinh | Nội dung ghi bài |
---|---|---|
-GV yêu cầu hs đọc cách tiến hành thí nghiệm và hướng dẫn hs dùng ống nhỏ giọt để lấy dd axit nhỏ lên mẫu quỳ tím -GV yêu cầu hs quan sát nhận xét và kết luận -GV yêu cầu đọc cách tiến hành thí nghiệm và hướng dẫn hs làm thí nghiệm cho 1 mẫu Zn (Al, Fe..) vào ống nghiệm và thêm 1- 2ml dd HCl hoăc H2SO4 -GV yêu cầu hs quan sát, nhận xét và kết luận và viết pthh -Gv nêu 1 số điểm can chú ý HNO3, H2SO4 đặc td được với nhiều kết luận nhỨng không giải phóng khí hiđro -Gv yêu cầu hs đọc cách tiến hành thí nghiệm và hướng dẫn hs làm thí nghiệm (chú ý gv phải điều chế Cu(OH)2 trong giờ học) cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm cho thêm vài ml dd axit HCl (H2SO4) -GV yêu cầu hs quan sát nhận xét, viết pthh và kết luận -Gv bổ sung và kết luận -GV thông báo thêm phản ứng của axit với bazơ được gọi là phản ứng trung hoà -GV yêu cầu hs đọc cách tiến hành thí nghiệm và hướng dẫn hs cho 1 ít bột CuO vào ống nghiệm và cho thêm vài ml dd HCl -Gv yêu cầu hs quan sát, nhận xét, viết pthh và kết luận -GV thông báo thêm tính chất axit td với muối -Chú ý nếu không có điều kiện gv làm thí nghiệm biểu diễn |
-Hs đọc và tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của gv -Hs quan sát và trả lời câu hỏi -Hs đọc và tiến hành thí nghiệm -Hs quan sát và trả lời câu hỏi và viết pthh -HS chú ý lắng nghe -Hs đọc và làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của gv -HS quan sát và trả lời câu hỏi viết pthh -Hs chú ý lắng nghe -HS đọc và tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của gv -HS quan sát và trả lời câu hỏi viết pthh -Hs chú ý lắng nghe. |
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị -dd axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ 2.Axit tác dụng với kim loại Dd axit tác dụng được với nhiều kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 Chú ý: HNO3, H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại không giải phóng khí hiđro 3.Axit tác dụng với bazơ: Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O -Phản ứng của axit với bazơ được gọi là phản ứng trung hoà 4.Axit tác dụng với oxit bazơ Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O *Ngoài ra axit còn tác dụng với muối |
Hs biết vận dụng những tính chất hoá học của axit,oxit đã học để làm các bài tập hoá học
Hoạt động 2. Axit mạnh và axit yếu
Giáo viên | Học sinh | Nội dung ghi bài |
---|---|---|
-GV yêu cầu h/s nghiên cứu sgk và hỏi cơ sở của sự phân loại các axitlà gì ? -GV bổ sung -GV hỏi: Dựa vào thành phần phân tử của các axit có mấy loại? -Gv bổ sung |
-HS trả lời :Dựa vào độ mạnh yếu của axit(như sgk) -HS trả lời có 2 loại (đã học ở lớp 8) |
Axit mạnh :HCl ,HNO3 , H2SO4 Axit yếu :H2S, H2CO3,.. |
4) Tổng kết và vận dụng :
- GV yêu cầu h/s đọc phần ghi nhớ và trả lời câu hỏi tóm tắt tính chất hoá học của axit
- h/s làm bài tập
1. Những chất nào sau đây tác dụng được với dd H2SO4 loãng :
A .Cu B. Al C. HCl D .CO
2. Có thể dùng một chất nào sau đây để nhận biết các lọ dd mất nhãn:
NaCl, Ba(OH)2, H2SO4
A. Phenolphtalein ,
B. Quỳ tím ,
C. dd NaOH ,
D. dd BaCl2
5) Dặn dò:
- Học bài cũ và làm bài tập 1,3,4.sgk trang 14
- Nghiên cứu bài mới :Một số axit quan trọng HCl, H2SO4.