X

Giáo án Hóa học 9 mới

Giáo án Hóa học 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối mới nhất


Giáo án Hóa học 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối mới nhất

Tải xuống

I. Mục tiêu

1) Kiến thức: Học sinh biết

-Những tính chất hoá học của muối (kiến thức trọng tâm): tác dụng với kim loại, dd axit, dd bazơ, dd muối khác, nhiều muối bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao.

-Khái niệm phản ứng trao đổi và những điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi

(kiến thức trọng tâm)

2) Kĩ năng:

-Tiến hành một số thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng rút ra được kết luận về tính chất hoá học của muối.

-viết đựơc các PTHH minh hoạ cho mỗi tính chất hoá học của muối.

-Tính thể tích hoặc khối lượng dd muối trong phản ứng.

3) Thái độ:

- Ham mê hóa học và khoa học, tích cực học tập và giải quyết vấn đề

4) Phát triển năng lực

- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực quan sát và giải thích thí nghiệm

- Năng lực giao tiếp và làm việc cá nhân, làm việc nhóm

II. Chuẩn bị :

Dụng cụ :giá ống nghiệm ,ống nghiệm ,kẹp gỗ ,ống hút và nhỏ giọt hoá chất ,đèn cồn .

Hoá chất :Dd AgNO3, dd NaCl, dd CuSO4, KMnO4 tinh thể , dd HCl ,dd BaCl2, dd Na2SO4, dd NaOH , đinh sắt mới .

III. Tiến trình lên lớp :

1) Ổn định :

2) Kiểm tra bài cũ :Nêu tính chất hoá học của Ca(OH)2 .

3) Các hoạt động dạy và học :

-Giới thiệu bài :GV yêu cầu HS viết CTHH của 1 số hợp chất có tên sau :Natri clorua , kali cacbonat ,sắt(II) sunfat, canxi hiđrô cacbonat

Các em có nhận xét gì về thành phần phân tử của hợp chất trên .HS trả lời →GV giới thiệu tên bài học và ghi đề mục lên bảng

Hoạt động 1:Nghiên cứu tính chất hoá học của muối :

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

-GV tiến hành thí nghiệm( hoặc hs làm thí nghiệm).Thả 1 đinh sắt sạch vào ống nghiệm đựng dd CuSO4

-GV yêu cầu hs quan sát hiện tượng, viết pthh và kết luận

-Gv tiến hành thí nghiệm (hoặc hs tiến hành thí nghiệm).Thả 1 mẫu nhỏ CaCO3 vào ống nghiệm chứa dd HCl và yêu cầu hs quan sát và viết pthh và kết luận

-GV tiến hành thí nghiệm(hoặc hs tiến hành thí nghiệm) nhỏ vài giọt dd AgNO3

Vào ống nghiệm có sẵn 1ml dd natri clorua và yêu cầu hs quan sát, viết pthh, kết luận

-GV tiến hành thí nghiệm (hoặc hs tiến hành thí nghiệm) Nhỏ từng giọt dd CuSO4 vào ống nghiệm đựng dd NaOH và yêu cầu hs quan sát, viết pthh, kết luận gvYêu cầu HS nhớ lạt phản ứng nung vôi ,điều chế oxi từ KClO3 hay KMnO4(Không yêu cầu làm thí nghiệm ) để viết pthh

-Chú ý mỗi tính chất sau khi hs kết luận gv có nhiệm nhận xét bổ sung và kết luận

- HS tiến hành thí nghiệm (nếu có)

-Hs qsát và trả lời Cây đinh sắt có màu đỏ ,dd CuSO4 nhạt dần

-Hs quan sát và trả lời Có sũi bọt khí

-Hs quan sát và trả lời: (có chất không tan màu trắng xuất hiện )

-HS quan sát và trả lời(Xuất hiện chất không tan màu xanh lơ)

-Hs viết pthh

-Hs chú ý lắng nghe

1/Muối tác dụng với kim loại Dd muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới

Fe(r)+CuSO4(dd)→FeSO4(dd) +Cu(r)

2/Muối tác dụng với axit:

Muối có thể tác dụng được với axit sản phẩm là muối mới và axit mới

CaCO3(r) + H2SO4(dd)→

CaSO4(r) + H2O(l)+CO2(k)

3/Muối tác dụng với muối:

2 dd muối có thể tác dụng với nhau tạo thành 2 muối mới

BaCl2(dd) + Na2SO4(dd)→

BaSO4(r) + 2NaCl(dd )

4/Muối tác dụng với kiềm :Dd muối tác dụng với dd bazơ tạo muối mới và bazơ mới

CuSO4(dd) + 2NaOH(dd) → Cu(OH)2(r) + Na2SO4(d

5/Nhiệt phân muối :Muối dễ bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao


                t0

2KClO3 → 2KCl+ 3O2


               t0

CaCO3 → CaO + CO2

Hoạt động 2: Phản ứng trao đổi trong dd :

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

GV yêu cầu HS nhận xét về các phản ứng hoá học (với axit, kiềm, muối )có đặc điểm nào chung ?

-GV bổ sung và kết luận

-Từ nhận xét GV yêu cầu HS cho biết thế nào là phản ứng trao đổi

-GV bổ sung và kết luận

-HS dựa vào các phản ứng hoá học để nhận xét Ag có trong AgNO3 đổi chỗ với H có trong HCl...

-HS trả lời :

(2 hợp chất trao đổi với nhau về thành phần cấu tạo của chúng )

1/Nhận xét về các phản ứng hoá học của muối :

AgNO3 + HCl →AgCl + HNO3

CuSO4+KOH→Cu(OH)2+K2SO4

2/Phản ứng trao đổi

Là phản ứng hoá học trong đó 2 hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

-Từ các phản ứng hoá học trên GV yêu cầu HS nêu điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi là gì ?

-GV nêu phản ứng trung hoà cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra(GV cho VD)

-GV giới thiệu bảng tính tan trang 170 sgk ,cách xử dụng bảng tính tan.

-HS trả lời (chất không tan hoặc chất khí )

3/Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi :

Phản ứng trao đổi trong dd của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí

4) Tổng kết và vận dụng : GV treo bảng phụ có ghi nội dung bài tập

1.Cho các chất :CaCO3,HCl,NaOH,CuCl2,BaCl2,K2SO4.Có bao nhiêu cặp chất có thể phản ứng với nhau : A. 2 , B . 3 , C. 4 , D . 5 Viết PTHH xảy ra

2.Muối CuSO4 có thể phản ứng các chất nào sau đây (chọn 1 trong 4 chữ cái A,B,C,D)

A.CO2,NaOH,H2SO4

B.H2SO4,AgNO3,Cu(OH)2

C.NaOH,BaCl2,Fe,H2SO4

D.NaOH ,BaCl2,Fe, Al.

-Dựa vào bài tập vận dụng GV tổng kết bài

5) Dặn dò : -Học kĩ bài ,làm bài tập sgk 2,3,4,6-GV hướng dẫn :Bài tập

1a CaCO3→ CO2 ,

1b BaCl2→BaSO4

Bài tập 2:Dùng HCl,BaCl2.

Bài tập 3:a/ 2 muối ,         b/ không          c/ CuCl2

Tải xuống

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: