X

Giáo án Lịch Sử 12 chuẩn

Giáo án Lịch Sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)


Giáo án Lịch Sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

Link tải Giáo án Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Giúp học sinh nhận thức một cách khái quát tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới được hình thành, hai siêu cường Xô – Mỹ đối đầu nhau (CNXH >< CNTB)

- Trật tự hai cực Ianta trở thành nhân tố chủ yếu chi phối các mối quan hệ quốc tế và nền chính trị của thế giới nửa sau thế kỷ XX.

2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng

- Hai hệ thống xã hội đối lập nhau, chuyển sang đối đầu quyết liệt, gây căng thẳng trong quan hệ quốc tế.

- Nước ta cách mạng tháng tám thành công năm 1945, nhân dân ta tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, cách mạng VN gắn liền với cách mạng thế giới.

3. Kĩ năng

Rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát để đi đến nhận định, đánh giá về những sự kiện lớn của thế giới

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Bản đồ thế giới và bản đồ châu Á trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Tranh ảnh tư liệu về Hội nghị Ianta và sự thành lập tổ chức LHQ…

III. Phương pháp dạy học

Nhận định, đánh giá về những sự kiện lớn của thế giới.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

GV nhắc khái quát về giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới thứ hai, ảnh hưởng của các cường quốc chi phối chính của cuộc chiến đến trật tự thế giới mới sau chiến tranh.

Các hoạt động của GV-HS Kiến thức cơ bản

- Hội nghị Ianta được triệu tập trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Nội dung chủ yếu?

- Học sinh theo dõi SGK để trả lời câu hỏi.

- Giáo viên dùng bản đồ và hình ảnh của ba nhân vật chính tại Hội nghị …

Hội nghị này còn gọi là hội nghị Tam cường, vì cả Liên Xô, Mỹ, Anh điều là lực lượng quan trọng, nòng cốt trong chiến tranh cũng là hội nghị thực hiện mục tiêu chiến lược riêng của mỗi nước, nhằm phân chia thành quả trong cuộc chiến tranh chống phát xít, tương xứng với công lao của họ, vì vậy Hội nghị diễn ra trong tình trạng gay go và quyết liệt.

Ý nghĩa của hội nghị?

 

 

GV hướng dẫn học sinh quan sát hình 2 (Lễ ký Hiến chương Liên Hợp Quốc tại San Phransico) và giới thiệu bối cảnh của hội nghị

 

- Mục đích và nguyên tắc hoạt động của LHQ như thế nào?

- Học sinh dùng hiểu biết và theo dõi SGK trả lời câu hỏi.

GV nhật xét rồi chốt ý.

GV: Hỏi nguyên tắc hoạt động, đảm bảo nhất trí giữa 5 cường quốc có tác dụng như thế nào?

HS suy nghĩ và trả lời, giáo viên nhận xét và chốt ý.

 

 

 

 

 

 

GV dùng sơ đồ về cơ cấu của tổ chức của Liên Hợp Quốc rồi nêu câu hỏi:

GV: Các cơ quan chủ yếu? Dùng hiểu biết của mình em đánh giá vai trò của LHQ như thế nào?

HS suy nghĩ trả lời câu hỏi, học sinh khác bổ sung ý kiến, cuối cùng GV chốt ý:

- Đại hội đồng: Hội nghị của tất cả các nước hội viên - 192, mỗi năm họp một lần.

- Hội đồng bảo an: Cơ quan chính trị quan trọng nhất, chịu trách nhiệm chính về hòa bình và an ninh trên thế giới thông qua 5 nước (Anh, Mỹ, Pháp, Liên Xô và Trung Quốc), 10 nước không thường trực.

- Ban thư ký: là cơ quan hành chính, đứng đầu là tổng thư ký do hội đồng bảo an giới thiệu.

- Vai trò: …

 

 

I – HỘI NGHỊ IANTA (2 – 1945) VÀ NHỮNG THỎA THUẬN CỦA BA CƯỜNG QUỐC

1. Hoàn cảnh:

- 4 đến 11 – 2 – 1945, nguyên thủ của ba cường quốc: Mĩ, Anh, Liên Xô họp hội nghị quốc tế ở Ianta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và thiết lập một trật tự thế giới mới.

2. Nội dung:

- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.

- Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

- Phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.

 

 

 

3. Ý nghĩa:

Những quyết định của hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới gọi là “trật tự hai cực Ianta”.

II – SỰ THÀNH LẬP LIÊN HIỆP QUỐC

1. Hoàn cảnh

- 25 – 4 → 26 – 6 – 1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) thông qua Hiến chương thành lập Liên hợp quốc.

- 24 – 10 – 1945, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.

2. Mục đích hoạt động:

Nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới,

phát triển các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các nước.

3. Nguyên tắc hoạt động

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

- Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn: Liên Xô (Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc.

4. Cơ cấu tổ chức

- Đại hội đồng.

- Hội đồng bảo an: Chịu trách nhiệm chính về hoà bình và an ninh thế giới, thông qua năm nước lớn (Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc).

- Ban thư ký.

- Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có nhiều tổ chức chuyên môn khác, trụ sở đặt tại New York.

- Các tổ chức Liên hợp quốc có ở Việt Nam: WHO, FAO, IMF, ILO, ICAO, UNESCO…

 

 

 

 

 

5. Vai trò

* Tích cực:- Giữ gìn hoà bình, an ninh quốc tế.- Thúc đẩy giải quyết tranh chấp quốc tế bằng hoà bình.- Phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị về kinh tế, văn hoá… giữa các nước thành viên.

* Hạn chế:- Không giải quyết được xung đột kéo dài ở Trung Đông - Không ngăn ngừa được Mĩ gây chiến tranh ở I-rắc…

III – SỰ HÌNH THÀNH HAI HỆ THỐNG XÃ HỘI ĐỐI LẬP (Không dạy)

 

4. Củng cố

- Nội dung cơ bản của hội nghị Ianta, ảnh hưởng của nó đối với thế giới.

- Sự ra đời và phát triển của tổ chức LHQ.

5. Dặn dò

Hoàn thiện sơ đồ về tổ chức LHQ, và chuẩn bị bài mới.

V. Rút kinh nghiệm

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 12 chuẩn khác: