Giáo án Lịch Sử 12 Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (tiết 2)
Giáo án Lịch Sử 12 Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Đường lối CM đúng đắn, sự lãnh đạo tài tình của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Công cuộc chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa của Đảng
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng
- Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Tinh thần hăng hái, nhiệt tình CM, noi gương tinh thần CMTT của ông cha, trân trọng giữ gìn và biết phát huy thành quả CMTT.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng xác định kiến thức cơ bản, sự kiện cơ bản , kỹ năng phân tích, so sánh,đánh giá các sự kiện lịch sử.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Tư liệu KN
2. Chuẩn bị của học sinh
- Xem trước bài mới trong sách giáo khoa.
III. Phương pháp dạy học
- phân tích, so sánh,đánh giá
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày chủ trương hội nghị trung ương 8 ? chủ trương nào quan trọng nhất, vì sao ?
3. Bài mới
Giữa tháng 8/1945 khi thời cơ đến đảng đã lãnh đạo nhân dân cả nước đứng dậy giành chính quyền → ta học tiết 2
Hoạt đông của GV-HS | Kiến thức cơ bản |
---|---|
- GV : chuẩn bị chia làm hai giai đoạn: 1/ giai đoạn xây dựng lực lượng chính trị lực lượng vũ trang , xây dựng căn cứ địa và tổ chức chiến đấu để bảo vệ căn cứ địa. 2 /Từ Hội nghị Ban Thường vụ ( 2/1943) đến giữa tháng 8 /1945 là giai đoạn gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa do thất bại của phe phát xít - Những sự kiện nào nói lên lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang đã được xây dựng và phát triển ? - GV giải thích : Đảng đề ra Đề cương văn hóa Việt Nam .Năm 1944: thành lập Hội văn hóa cứu quốc và Đảng Dân chủ Việt Nam tập hợp tầng lớp nhân dân ở thành thị nhất là tầng lớp trí thức.Chú trọng vận động binh lính ngoại kiều . - GV.Cùng với lực lượng chính trị …Sau cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn , theo chủ trương của Đảng , một bộ phận lực lượng vũ trang khởi nghĩa chuyển sang xây dựng thành những đội du kích , hoạt động ở căn cứ địa Bắc Sơn-Vũ Nhai.
- Đảng đã gấp rút chuẩn bị cho khởi nghĩa như thế nào? - Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp đã vạch ra kế hoạch cụ thể + Ở hầu khắp các vùng nông thôn và thành thị Bắc Kỳ , các đoàn thể Việt Minh , các Hội Cứu quốc được xây dựng và củng cố; nhiều cuộc bãi công của công nhân đã nổ ra. + Đặc biệt, tại các căn cứ địa cách mạng… GV. Ngày 22/12/1944 theo chỉ thị của chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân đựoc thành lập. H 39 SGK Chỉ hai ngày sau khi ra đời , Đội đã đánh thắng liên tiếp hai trận Phay khắt và Nà Ngần ( Cao Bằng) ............................................ - Nguyên nhân Nhật đảo chính Pháp? - GV + Hai nước thực dân –phát xít không thể cùng một miếng mồi. + Nhật ra tay trước để tránh hậu họa Pháp đánh sau lưng khi quân Đồng minh vào → kết cục của cuộc đảo chính + Pháp đầu hàng nhanh chóng + Làm cho tình hình chính trị ĐD khủng hoảng sâu sắc : - GV ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp , BTVTWĐ họp tại làng Đình Bảng (Từ Sơn-Bắc Ninh). Ngày 12/3/45, ra chỉ thị…nhận định “Cuộc đảo chính đó tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc , song những điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi” Chỉ thị đó soi sáng cho các đảng bộ cách thức hoạt động trong thời kỳ từ sau khi Nhật đảo chính đến trước cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
Khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn cứ địa chính của cá nước và là hinh ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới ? 4.Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền |
4. Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền * Xây dựng lực lượng chính trị : + Nhiệm vụ cấp bách của Đảng là vận động quần chúng tham gia Việt Minh. Cao Bằng là nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các đoàn thể "Cứu quốc". Năm 1942, có 3 "châu hoàn toàn". Uỷ ban Việt Minh Cao Bằng và liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng thành lập. + Ở nhiều tỉnh Bắc Kì và Trung Kì, các hội cứu quốc được thành lập. + Năm 1943, Đảng ban hành Đề cương Văn hoá Việt Nam. Năm 1944, Hội Văn hoá cứu quốc và Đảng Dân chủ Việt Nam được thành lập, đứng trong Mặt trận Việt Minh… + Đảng cũng vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp và ngoại kiều ở Đông Dương chống phát xít
* Xây dựng lực lượng vũ trang: + Sau khởi nghĩa Bắc Sơn (cuối 1940) đội du kích Bắc Sơn được thành lập hoạt động tại Bắc Sơn- Võ Nhai. Năm 1941, du kích Bắc Sơn chuyển thành Trung đội Cứu quốc quân I (2-1941). Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích 8 tháng, từ tháng 7-1941 đến tháng 2-1942. Ngày 15-9-1941, Trung đội Cứu quốc quân II ra đời. + Ở Cao Bằng cuối 1941 N A Quốc quyết định thành lập đội tự vệ vũ trang, tổ chức cá lớp huấn luyện chính trị quân sự.. * Xây dựng căn cứ địa: - Hội nghị ban chấp hành trung ương 11-1940 chủ trương xây dựng Bắc Sơn – Võ Nhai thành căn cứ địa cách mạng - Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trương xây dựng căn cứ địa Cao Bằng. * Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền : + Tháng 2-1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp, vạch ra kế hoạch chuẩn bị toàn diện cho khởi nghĩa vũ trang. Khắp nông thôn, thành thị Bắc Kì, các đoàn thể Việt Minh, các hội cứu quốc được thành lập. + Ở Bắc Sơn - Võ Nhai, Trung đội cứu quốc quân III ra đời (2-1944). + Ở Cao Bằng, các đội tự vệ vũ trang, đội du kích thành lập. Năm 1943, 19 ban "xung phong Nam tiến" được lập ra... + Tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị "Sửa soạn khởi nghĩa". + Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập. Ngay sau khi ra đời, đội đánh thắng hai trận Phay Khắt và Nà Ngần.
III. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền 1) Khởi nghĩa từng phần (tháng 3-1945 đến giữa tháng 8-1945) a Nhật đảo chính Pháp: + Tối 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp; Pháp đầu hàng. + Nhật tuyên bố "giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập", dựng Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, đưa Bảo Đại làm "Quốc trưởng". Thực chất là độc chiếm Đông Dương. b. Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta": Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị "Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Chỉ thị nêu rõ: + Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật. + Khẩu hiệu "Đánh đuổi Pháp – Nhật" được thay bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật". + Hình thức đấu tranh từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị ... sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện. + Quyết định "phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước".
c. Diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước: + Ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân cùng với quần chúng giải phóng nhiều xã, châu, huyện. + Ở Bắc Kì, khẩu hiệu "Phá kho thóc giải quyết nạn đói" thu hút hàng triệu người tham gia. + Ở Quảng Ngãi, tù chính trị nhà lao Ba Tơ nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng (11-3), tổ chức Đội du kích Ba Tơ. + Ở Nam Kì, Việt Minh hoạt động mạnh mẽ, nhất là ở Mĩ Tho, Hậu Giang. d Tác dụng: - qua cao trào lực lượng chính trị vũ trang cả nước phát triển mạnh tạo thời cơ cho tổng khởi nghĩa mau chín muồi. - Là cuộc tập dướt lớn có tác dụng chuẩn bị trực tiếp cho tổng khởi nghĩa thắng lợi. - Là bước phát triển nhảy vọt,là tiền đề để nhân dân ta chớp thời cơ đưa cuộc khởi nghĩa tháng Tám giành thắng lợi nhanh chóng ít đổ máu.
2) Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa - 4-1945 Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang. - 16-4-1945 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam và Uỷ ban Dân tộc giải phóng các cấp . - 6-1945 Khu giải phóng Việt Bắc và Uỷ ban lâm thời Khu giải phóng được thành lập |
4. Củng cố
- Hệ thống các nội dung HS đã được học trong toàn bài theo câu hỏi cuối mục
5. Dặn dò
- học câu hỏi cuối mục và đọc phần tiếp của bài