X

Giáo án Lịch Sử 12 chuẩn

Giáo án Lịch Sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) (tiết 1)


Giáo án Lịch Sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) (tiết 1)

Link tải Giáo án Lịch sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) (tiết 1)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Có những hiểu biết về cuộc chiến đấu của quân dân ta ở miền Nam đánh bại liến tiếp hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hoá chiến tranh”; quân dân ta ở miền Bắc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ; về sự kết hợp ciữa cách mạng hai miền Nam – Bắc.

- Giữa tiền tuyến và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc; về sự phối hợp chiến đấu giữa ba dân tộc ở Đông Dương chống kẻ thù chung; về những hoạt động lao động sản xuất ở miền Bắc cả trong điều kiện phải chống chiến tranh phá hoại; về những thắng lợi quyết định trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) .

2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng

- Bồi dưỡng lòng yêu nước gắn với chủ nghĩa xã hội, tình cảm ruột thịt Bắc – Nam, tình đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc ở Đông Dương, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tiền đồ cách mạng.

3. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu, thủ đoạn của địch, tinh thần chiến đấu, lao động sản xuất xây dựng miền bắc; tình đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc ở Đông Dương và ý nghĩa thắng lợi của quân dân ta ở hai miền đất nước.

- Kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ chiến sự, tranh, ảnh trong SGK.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- lược đồ chiến sự trong SGK.

- Tài liệu tham khảo trong SGV.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước bài

III. Phương pháp dạy học

- phân tích, nhận định, đánh giá

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

Nhân dân miền Nam chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt” như thế nào?

3. Bài mới

Giới thiệu khái quát bài mới.

Các hoạt động của GV-HS Kiến thức cơ bản cần nắm

 

 

 

GV dùng lược đồ xác định các khu vực và phạm vi của chiến tranh cục bộ

 

 

 

 

 

 

 

- HS.

- Mỹ tiến hành “chiến tranh cục bộ” với âm mưu như thế nào?

 

- Mỹ dùng những thủ đoạn nào để tiến hành chiến lược

Giáo viên chốt ý.

 

 

 

 

? Mỹ đã tiến hành cuộc tấn công ở Vạn Tường như thế nào và kết quả trận đánh ra sao?

Học sinh trả lời.

 

Giáo viên dung lược đồ trong SGK tường thuật.

? Dựa vào nội dung SGK hãy vừa trình bày vừa so sánh hai cuộc phản công mùa khô của Mỹ về: Số lượng quân đội, số cuộc hành quân, địa bàn hành quân trọng điểm, kết quả.

 

 

 

 

 

? Những thắng lợi trên nói lên ý nghĩa gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

? Trình bày cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968?

Giáo viên hướng dẫn:

- Nguyên nhân?

- Diễn biến?

- Kết quả?

- Ý nghĩa?

HS trả lời ,GV chốt các ýchính:

 

 

 

 

? Mỹ đã tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc như thế nào? nhằm mục đích gì?

Học sinh trả lời.

 

Giáo viên nhấn mạnh về thủ đoạn và các loại vũ khí tối tân của Mỹ.

 

? ND miền Bắc đã chiến đấu chống chiến tranh phá hoại như thế nào?

GV nhận xét và chốt ý:

- Trong hơn 4 năm, quân và dân ta đã bắn rơi và phá huỷ 3234 máy bay, 143 tàu chiến…

- Đến ngày 1/11/1968 Mỹ buộc phải ngừng ném bom bắn phá miền Bắc.

Giáo viên sử dụng hình ành tư liệu để minh họa. và hướng dẫn học sinh khai thác hình 72 SGK.

? Ý nghĩa?

I. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA MĨ Ở MIỀN NAM (1965 - 1968)

1- Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965-1968) ở miền Nam.

* Hoàn cảnh:

Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, từ giữa năm 1965 Mĩ đã chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.

* Khái niệm:

Chiến tranh cục bộ là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. Trong đó, quân Mĩ giữ vai trò quan trọng, không ngừng tăng lên về số lượng ,sử dụng phương tiện, trang thiết bị của Mĩ, dưới sự chỉ huy cố vấn Mĩ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.

* Âm mưu:

Giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán đánh nhỏ hoặc rút về biên giới.

* Thủ đoạn

- Tăng cường đổ quân viễn chinh Mĩ và đồng minh vào miền Nam. 1965 : 1tr -> 1969: 1,5tr hơn nửa triệu quân Mĩ (trong tổng số 1.5 triệu quân) gấp 3 lần chiến tranh đặc biệt

- Tăng cường phương tiện chiến tranh: binh lực và hỏa lực

- Trọng tâm: Tiến hành cuộc hành quân “tìm diệt” đánh vào đất thánh Việt cộng:

+ Đánh vào thôn Vạn Tường (Quảng Ngãi)

+ Hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966; 1966-1967

+ Chiến tranh phá hoại miền Bắc

2- Quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965-1968)

a- Mặt trân quân sự :

* Chiến thắng Vạn tường

- 18-8-1965 quân ta đẩy lùi cuộc hành quân của địch ở thôn Vạn tường (Quảng Ngãi) diệt 900 tên, mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.

- ý nghĩa: Uy hiếp tinh thần Mĩ ngụy, củng cố lòng tin của nhân dân,khẳng định khả năng chống chiến lược “chiến tranh cục bộ”

* Chiến thắng trong hai mùa khô

- Quân và dân miền Nam đã đập tan các cuộc phản công chiến lược mùa khô thứ nhất (1965-1966) với 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn của địch nhằm vào hai hướng chiến lược chính ở đông Nam Bộ và Liên khu V, diệt 104.000 tên

- Tiếp đó, quân và dân ta đập tan cuộc phản công chiến lược mùa khô thứ hai (1966-1967) với 895 cuộc hành quân, trong đó có 3 cuộc hành quân lớn “tìm diệt và bình định”, lớn nhất là cuộc hành quân Gianxơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu nhằm tiêu diệt lực lượng chủ lực và cơ quan đầu não của ta. Ta đã loại khỏi vòng chiến 151.000 tên địch

⇒ Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “Phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam( Mĩ thừa nhận sự thất bại ‘Chiến tranh cục bộ,

- Buộc Mĩ phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc

- Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta tại hội nghị Pa-ri.

b-Trên mặt trận chống bình định :

- Ở các vùng nông thôn, nhân dân nổi dậy chống ách kìm kẹp của địch, phá vỡ từng mảng “Ấp chiến lược”. Vùng giải phóng được mở rộng,

c- Trên mặt trận đấu tranh chính trị

- Trong khắp các thành thị, phong trào đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ phát triển mạnh mẽ.

3- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.

a- Hoàn cảnh : (HS đọc SGK)

b- Diễn biến: (HS đọc SGK)

c- Kết quả: (HS đọc SGK)

d- Ý nghĩa :

- Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mỹ.

- Buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược, chấm dứt ném bom phá hoại miền Bắc và chấp nhận đàm phán với ta ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở VN.

- Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

 

II. MIỀN BẮC VỪA SẢN XUẤT VỪA CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT CỦA MĨ (1965 - 1968)

1- Mĩ tiến hành chiến tranh bằng không quân, hải quân phá hoại miền Bắc lần I (1965-1968).

* Âm mưu:

- Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.

Ngăn chặn nguồn chi viện bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào Nam.

- Uy hiếp tinh thần và làm lung lay ý chí quyết tam chống Mỹ của nhân dân ta.

* Thủ đoạn

- 5/8/1964 Mĩ dựng lên sự kiện “vịnh Bắc bộ” cho máy bay ném bom Miền Bắc.

- 7-2-1965 Mĩ lấy cớ trả đũa quân ta tiến công quân Mĩ ở Plâycu, chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ nhất.

- Mĩ đã huy động một lực lượng không quân và hải quân rất lớn, gồm hàng nghìn máy bay F111, B52… và các vũ khí hiện đại khác, đánh vào các mục tiêu quân sự, giao thông, nhà máy, trường học, nhà trẻ, bệnh viện…

2- Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965-1968)

- Miền Bắc chiến đấu trong 4 năm đã bắn rơi và phá hủy 3243 máy bay, bắn chìm 143 tàu chiến

- Thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn: Trong 4 năm (1965 – 1968), miền Bắc đã đưa hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội, hàng chục vạn tấn vũ khí, lương thực, thuốc men vào chiến trường miền Nam.

4. Củng cố

- Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam (1965-1968)

5. Dặn dò

- Học và chuẩn bị bài tiết 2

V. Rút kinh nghiệm

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 12 chuẩn khác: