X

Giáo án Lịch Sử 12 chuẩn

Giáo án Lịch Sử 12 Kiểm tra 45 phút Phần lịch sử thế giới


Giáo án Lịch Sử 12 Kiểm tra 45 phút Phần lịch sử thế giới

Link tải Giáo án Lịch sử 12 kenknk

KIỂM TRA 45 PHÚT

Tiết 15

I. Mục tiêu

-Rèn cho học sinh kỹ năng làm bài viết 1 tiết.

-Học sinh, học và nắm được những kiến thức của chương trình lịch sử thế giới hiện đại giai đoạn từ 1945-2000.trọng tâm bài 4 và 6

-Rèn luyện kỹ năng phân tích những sự kiện lịch sử

-Trình bày những nhận thức của mình qua chương trình đã học.

II/ CHUẨN BỊ

- GV ra đề và đáp án chấm

- Hs. ôn tập và chuẩn bị

III/-Phương pháp:

Viết bài Tự luận

IV/-Tiến trình:

1. Ổn định:

2. Đề bài

Câu 1 (5,5 điểm). Trình bày sự thành lập , mục tiêu , hoạt động

Câu 2 (4,5 điểm) Xu thế toàn cầu hóa được thể hiện trên những lĩnh vực nào? Vì sao nói toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?

Ma trận

Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ Điểm
Cao Thấp
1/ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM A ASEAN Sự thành lập, mục tiêu, hoạt động Phân tích thời cơ và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập ASEAN 5,5
2/ TỔNG KẾT LSTG HIỆN ĐẠI (1945-2000) Về xu thế toàn cầu hóa Đánh giá tác động của toàn cầu hóa 4,5

3.Đáp án

Câu Nội dung Điểm

1

(3,0)

1. Sự thành lập:

- Bước vào thập niên 60, các nước cần liên kết, hỗ trợ nhau để cùng phát triển.

- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài .

- Sự liên kết giữa các nước trong khu vực đang được hình thành ở nhiều nơi (điển hình là Liên minh châu Âu)

→ 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan), gồm 5 nước: Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippine và Thái Lan. Trụ sở ở Jakarta (Indonesia).

- Brunei (1984), Việt Nam (07.1995), Lào và Mianma (07.1997), Campuchia (04.1999).

0,75

2. Mục tiêu:

- Xây dựng những mối quan hệ hòa bình , hữu nghị, hợp tác giữa các nước trong khu vực tạo nên 1 cộng đồng ĐNA hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực

- Thiết lập 1 khu vực hòa bình , tự do, trung lập ở ĐNA. Như vậy ,ASEAN là 1 tổ chức liên minh chính trị - kinh tế khu vực ĐNA

3. Hoạt động:

- Từ 1967 – 1975: tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế .

- Từ 1976 đến nay: hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali (Indonesia) tháng 2/1976, với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali).

- Nội dung Hiệp ước Bali (Nguyên tắc hoạt động của ASEAN)

+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.

+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Sau 1975, ASEAN cải thiện quan hệ với Đông Dương,

- Tuy nhiên, từ 1979 – 1989, quan hệ giữa hai nhóm nước trở nên căng thẳng do vấn đề Campuchia.

- Đến 1989, hai bên bắt đầu quá trình đối thoại, tình hình chính trị khu vực cải thiện căn bản. Thời kỳ này kinh tế ASEAN tăng trưởng mạnh.

- Sau khi phát triển thành 10 thành viên (1999), ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển.

0,5

 

 

 

 

2,25

4. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập tổ chức này.

a.Cơ hội:

-Nền kinh tê Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, đó là cơ hội để nước ta vươn ra thế giới.

-Tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực.

-Có điều kiện để tiếp thu những thành tựu khoa học- kĩ thuật tiên tến trên thế giới để phát triển kinh tế.

-Có điều kiện để tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý của các nước trong khu vực.

-Có điều kiện để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học- kĩ thuật , y tế, thể thao với các nước trong khu vực

1,0

.Thách thức.

-Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển, thì nền kinh nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực.

-Đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước.

-Hội nhập nhưng dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của dân tộc.->Ta bình tĩnh, không bỏ lỡ cơ hội. Cần ra sức học tập nắm vững khoa học-kĩ thuật

1,0

2/

Xu thế toàn cầu hóa được thể hiện trên những lĩnh vực nào? Vì sao nói toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?

* Xu thế toàn cầu hoá:

- Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hoá.

- Xét về bản chất, toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối lien hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

- Những biểu hiện của xu hướng toàn cầu hoá ngày nay:

+ Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

+ Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia

+ Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học – kĩ thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

2,0

* Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hoá:

- Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược. Nó có mặt tích cực và tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.

- Tích cực:

+Thúc đẩy rất nhanh, rất mạnh sự phát triển và xã hội hoá lực lượng sản xuất đưa lại sự tăng trưởng cao (nửa đầu XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, cuối XX tăng 5,2 lần).

+Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

0,5

 

1,0

- Tiêu cực:

+Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào hố sâu ngăn cách giàu, nghèo trong từng nước và giữa các nước.

+Làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn.

+Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia.

->Kết luận: Toàn cầu hoá là thời cơ lịch sử, cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo ra những thách thức to lớn cho tất cả các quốc gia trên thế giới.

1,0

3 . Dặn - Xem lại bài kiểm tra....

V. Rút kinh nghiệm

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 12 chuẩn khác: