Giáo án Lịch Sử 9 Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939
Giáo án Lịch Sử 9 Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939
Link tải Giáo án Lịch sử 9 Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Giúp HS hiểu được những nét chính của tình hình thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến CMVN trong những năm 1936 – 1939.
- Chủ trương của Đảng và p trào đấu tranh trong những năm 1936 – 1939, ý nghĩa của phong trào.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục HS lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
3. Kĩ năng
- Tập dượt cho HS so sánh các hình thức tổ chức đấu tranh trong những năm 1930 – 1931 và 1936 – 1939 để thấy được sự chuyển hướng của p trào đấu tranh.
- Biết sử dụng tranh ảnh lịch sử.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của Giáo viên
GV : Ảnh” Cuộc mít tinh ở Khu Đấu xảo (Hà Nội)”.
- Những tài liệu về p trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ trong những năm 1936 – 1939.
- Bản đồ VN và những địa danh có liên quan tới phong trào đấu tranh.
2. Chuẩn bị của học sinh
HS : Học bài và xem trước bài ở nhà
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5
a. Em hãy trình bày tình hình nước ta trong thời kì tổng khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
b. Tại sao nói Xô viết Nghệ Tĩnh là chính quyền kiểu mới?
c. Các ĐVCS trong nhà tù của thực dân Pháp đã có thái độ như thế nào trước chính sách tàn bạo của kẻ thù?
3.Giới thiệu bài mới: 1’
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi. Trên thế giới CN phát xít xuất hiện, đe dọa an ninh loài người. Trước tình hình đó Quốc tế CS họp Đại hội lần thứ VII quyết định các nước thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất chống CN phát xít, chống chiến tranh. Tình hình nước Pháp có nhiều thay đổi. Trong nước nhân dân ta khốn khổ dưới áp bức của thực dân phong kiến.Trong hoàn cảnh đó Đảng ta chủ trương thực hiện cuộc vận động dân chủ trong những năm1936 – 1939.
4 Dạy bài mới: 35’
Hoạt động của GV & HS | Nội dung |
---|---|
Hoạt động 1: GV yêu cầu HS đọc mục 1 và hỏi: Em cho biết tình hình thế giới sau cuộc tổng khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 đã ảnh hưởng trực tiếp đến CMVN như thế nào? HS: - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm cho mâu thuẫn trong lòng các nước tư bản gay gắt. Để ổn định tình hình trong nước, giai cấp tư sản các nước này đã phát xít hóa bộ máy chính quyền, thiết lập 1 chế độ độc tài , tàn bạo nhất của tư bản tài chính. + Chúng xóa bỏ mọi quyền tự do, dân chủ trong nước. + Ráo riết chuẩn bị cuộc chiến tranh mới để chia lại thị trường và thuộc địa trên thế giới. + Mưu đồ tấn công Liên Xô, hy vọng đẩy lùi ptrào CM vô sản thế giới. + Chủ nghĩa phát xít ra đời trên thế giới, đe dọa an ninh loài người, điển hình nhất là chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật dẫn đến nguy cơ Chiến tranh thế giới mới. - Đứng trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít ,Đại hội lần VII của Quốc tế CS họp 7/1935 tại Matxcơva. + Đại hội đã xác định kẻ thù nguy hiểm, trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít . + Đại hội chủ trương thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất nhằm tập hợp lực lượng dân chủ chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh. - 1936, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp do Đảng CS Pháp làm nòng cốt đã thắng cử vào nghị viện và lên cầm quyền, thực hiện 1 số cải cách dân chủ ở thuộc địa, thả 1 số tù chính trị VN. Em cho biết tình hình VN sau cuộc tổng khủng hoảng kinh tế 1929 -1933? HS: - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 tác động sâu sắc đến mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội. - Bọn cầm quyền phản động thuộc địa và tay sai tiếp tục chính sách vơ vét, bóc lột khủng bố và đàn áp ptrào CM. Hoạt động 2: Tạm gác khẩu hiệu: “ Đánh đổ đế quốc Pháp, đòi Đông Dương hoàn toàn độc lập”, “ Chia ruộng đất cho dân cày” . + Thay vào đó là khẩu hiệu:” Chống phát xít, chống chiến tranh”, đòi “ Tự do dân chủ, cơm áo hòa bình”. - Để thực hiện các nhiệm vụ đó, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (1936) sau đó đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương(1938), nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. - Hình thức và phương pháp đấu tranh: + Chuyển từ đấu tranh công khai kết hợp với bí mật. + Đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức, giáo dục và mở rộng ptrào đấu tranh của quần chúng. Hoạt động 3: GV yêu cầu HS đọc mục 3 và hỏi: Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 đã có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với CMVN? HS: - Đó là 1 cao trào dân tộc dân chủ rộng lớn. - Trong lãnh đạo ptrào, trình độ chính trị và năng lực của cán bộ đảng viên được nâng cao. - Uy tín của Đảng ngày càng cao trong quần chúng. - Chủ nghĩa Mac Lênin và đường lối chính sách của Đảng được truyền bá sâu rộng trong quần chúng. Các sách báo của Đảng và Mặt trận đã có tác dụng tuyên truyền, giáo dục, vận động, tổ chức quần chúng đấu tranh, đập tan những luận điệu phá hoại, xuyên tạc của kẻ thù. - Đảng đã đào luyện được đội quân chính trị đông hàng triệu người chuẩn bị cho CM tháng 8 1945. |
I. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC. 1. Thế giới : - Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 mâu thuẫn trong lòng các nước tư bản gay gắt. - Để ổn định tình hình các nước này đã phát xít hóa bộ máy chính quyền, chủ nghĩa phát xít ra đời trên thế giới, đe dọa an ninh loài người. - Đại hội lần VII của Quốc tế CS họp 7/1935 tại Matxcơva, Đại hội chủ trương thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất ở các nước để chống phát xít, chống chiến tranh. - 1936, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp cầm quyền, thực hiện một số cải cách dân chủ ở thuộc địa. - Thả một số tù chính trị ở VN. 2. Trong nước : - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 tác động sâu sắc đến mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội. - Thực dân phản động thuộc địa và tay sai tiếp tục chính sách vơ vét, bóc lột khủng bố cách mạng II. MẶT TRẬN DÂN CHỦ ĐÔNG DƯƠNG VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH ĐÒI TỰ DO, DÂN CHỦ: ( Giảm tải) GV chỉ cho HS nắm được mục tiêu, hình thức đấu tranh trong thời kì này III. Ý nghĩa của phong trào. - Đó là một cao trào dân tộc dân chủ rộng lớn. - Uy tín của Đảng ngày càng cao trong quần chúng. - Chủ nghĩa Mac Lênin và đường lối chính sách của Đảng được truyền bá sâu rộng trong quần chúng, giáo dục, vận động, tổ chức quần chúng đấu tranh. - Đảng đã đào luyện được đội quân chính trị đông hàng triệu người cho CM tháng 8 1945. |
5. Củng cố:
a. Hãy nêu hoàn cảnh thế giới và trong nước của ptrào dân chủ 1936 – 1939.
b. Chủ trương của Đảng ta trong ptrào dân chủ 1936 – 1939 là gì?
c. Ptrào dân chủ 1936 – 1939 diễn ra như thế nào?
d. Ý nghĩa lịch sử ptrào dân chủ 1936 – 1939.
6. Dặn dò: HS về nhà chuẩn bị bài 21 tìm hiểu: Việt Nam trong những năm 1939 -1945.
» Tìm hiểu tình hình thế giới và Đông dương
» Những cuộc nổi dậy đầu tiên : khởi nghĩa Bắc Sơn , khởi nghĩa Nam Kì và cuộc Binh biến Đô Lương .
7.Rút kinh nghiệm: