Giáo án bài Phong cách ngôn ngữ hành chính - Giáo án Ngữ văn lớp 12
Giáo án bài Phong cách ngôn ngữ hành chính
Link tải Giáo án Ngữ Văn 12 Phong cách ngôn ngữ hành chính
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nắm vững đặc điểm của ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác: chính luận, khoa học, nghệ thuật...
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng hoàn chỉnh văn bản theo mẫu in sẵn của nhà nước hoặc có thể tự soạn thảo những văn bản thông dụng như: đơn từ, biên bản, tờ trình... khi cần thiết.
3. Thái độ, tư tưởng
- Hình thành khái niệm cũng như các quy tắc sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản hành chính.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực giao tiếp tiếng Việt.
B. Phương tiện thực hiện
1. Giáo viên
SGK, SGV, tư liệu tham khảo.
2. Học sinh
SGK, vở soạn, vở ghi.
C. Phương pháp
Phát vấn, thảo luận kết hợp với thực hành.
D. Hoạt động dạy & học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: ................................
2. Kiểm tra bài cũ
Không
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Khi các em soạn thảo các loại văn bản hành chính như: viết giấy xin phép nghỉ học, viết đơn, khai lí lịch...thì các em thường gặp lúng túng, mắc nhiều sai sót. Để hướng dẫn các em những kiến thức và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản hành chính, các em sẽ đến với bài Phong cách ngôn ngữ hành chính.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
---|---|
TIẾT 91 |
|
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản hành chính và ngôn ngữ hành chính. - B1: Gọi 1 hs đọc các văn bản trong sgk.Hs đọc 3 văn bản sgk, cả lớp theo dõi.
- B2: Gv gợi ý hs tìm hiểu các văn bản trên + Em có nhận xét gì về mục đích giao tiếp của 3 văn bản trên? - HS trao đổi theo nhóm nhỏ và trình bày các nhận xét trước lớp. + Điểm giống nhau và khác nhau giữa các văn bản đó ? + Ngôn ngữ sử dụng trong 3 văn bản có điểm gì nổi bật ?
- B3: Hướng dẫn hs tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ hành chính
Theo em trình tự của một đơn xin phép sẽ viết như thế nào?
Em có nhận xét gì về cách trình bày, từ ngữ, ngữ pháp trong đơn ?- Khác với phong cách nghệ thuật ở điểm nào ?
- Gv chốt lại ý chính. |
I. Văn bản hành chính và ngôn ngữ hành chính: 1. Văn bản hành chính a. Ngữ liệu (sgk) - Văn bản 1: Nghị định của chính phủ - Văn bản 2: Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông . - Văn bản 3: Đơn xin học nghề. b.Nhận xét: - Giống nhau: Tính khuôn mẫu; từ ngữ hành chính; mục đích giao tiếp (đều được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, các đoàn thể từ trung ương đến cơ sở như: pháp lệnh, nghị quyết,công văn, đơn từ, văn bằng, hợp đồng, hóa đơn, hiệp định...) - Khác nhau: Nhân vật giao tiếp; mục đích giao tiếp(Mỗi loại văn bản thuộc phạm vi ,quyền hạn khác nhau,đối tượng thực hiện khác nhau). 2. Ngôn ngữ hành chính a. Đặc điểm: - Về cách trình bày: đều được soạn thảo theo một kết cấu thống nhất, thường có ba phần theo một khuôn mẫu nhất định. - Về từ ngữ: có lớp từ ngữ hành chính được dùng với tần số cao. - Về kiểu câu: cấu trúc câu phải chặt chẽ, quan hệ giữa các thành phẩn trong câu phải được xác định rõ ràng, có một số kiểu câu được tổ chức theo khuôn mẫu, thể hiện tính chất trang nghiêm của công việc hành chính. b. Khái niệm: ghi nhớ (sgk) |
TIẾT 92. Sĩ số: ........................... |
|
Hướng dẫn hs tìm hiểu đặc trưng của ngôn ngữ hành chính. - B1: Từ 3 văn bản ở sgk yêu cầu hs trả lời các câu hỏi. + Phong cách ngôn ngữ hành chính có những đặc trưng nào? + Các đặc trưng đó được thể hiện cụ thể ntn ? HS dựa vào các văn bản sgk để trả lời các câu hỏi - B2: Gv chốt lại ý chính, hs lắng nghe và ghi ý chính * Văn bản hành chính không được tẩy xóa, hay sửa đổi. * Ngôn ngữ hành chính cần có tính khách quan, trung hòa về sắc thái biểu cảm.
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành Hướng dẫn hs luyện tập - B1: Gv gợi ý hs từng bài tập 1,2 trong sách gk. Hs làm bài tập ở sgk Theo hình thức thảo luận nhóm
- B2: Yêu cầu hs làm bài tập số 3 ở nhà. - B3: Yêu cầu đọc thêm một số bài tập ở sách bài tập Ngữ văn tập 2,trang 67 Hs đọc tham khảo: Lệnh của chủ tịch nước về việc công bố luật và Điều 85 luật Giáo dục
Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng GV ra bài tập: Viết đơn xin phép nghỉ học. GV lưu ý HS phải có ý thức sử dụng ngôn ngữ trong văn bản hành chính. GV đánh giá bằng cách cho điểm. |
II. Đặc trưng của pc ngôn ngữ hành chính 1. Tính khuôn mẫu: thể hiện ở kết cấu văn bản thống nhất, thường có ba phần + Phần đầu: quốc hiệu và tiêu ngữ. + Phần chính: nội dung chính của văn bản. + Phần cuối: chức vụ, chữ kí và họ tên của người kí văn bản, dấu của cơ quan. 2. Tính minh xác: - Minh xác là cần trình bày mạch lạc, rõ ràng, xác thực, không sai sót, không sửa chữa hay tẩy xóa, có cơ sở và căn cứ pháp lí... - Thể hiện ở cách dùng từ ngữ - mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý, không dùng biện pháp tu từ. 3. Tính công vụ: ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong giao tiếp công vụ, mang tính chất chung của cộng đồng hay tập thể, được thể hiện ở nội dung và phương tiện ngôn ngữ * Ghi nhớ : (sgk) III. Luyện tập Bài 1: Giấy khai sinh, lí lịch, đơn xin phép, giấy chứng nhận tốt nghiệp… Bài 2:- Kết cấu theo khuôn mẫu - Dùng nhiều ngôn ngữ hành chính: quyết định, ban hành,căn cứ, nghị định, quyền hạn,trách nhiệm, quản lí nhà nước,chỉ thị, hiệu lực, hướng dẫn, thi hành…. Bài 3: Biên bản có các nội dung: - Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản - Địa điểm và thời gian họp. - Thành phần cuộc họp, vắng, trễ... - Nội dung họp: người điều khiển, người phát biểu, nội dung thảo luận, kết luận của cuộc họp... - Chủ tọa và thư kí kí tên.
HS làm bài tập, đọc trước lớp. |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
- Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ hành chính.
5. Dặn dò
- Chuẩn bị bài mới: Văn bản tổng kết.