Giáo án bài Văn bản tổng kết - Giáo án Ngữ văn lớp 12
Giáo án bài Văn bản tổng kết
Link tải Giáo án Ngữ Văn 12 Văn 12 bài Văn bản tổng kết
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu mục đích, yêu cầu, nội dung, và phương pháp thể hiện của văn bản tổng kết thông thường.
2. Kĩ năng
- Viết được một văn bản tổng kết có nội dung và yêu cầu đơn giản.
3. Thái độ, tư tưởng
- Tư duy khái quát, tổng hợp.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực giao tiếp tiếng Việt.
B. Phương tiện thực hiện
1. Giáo viên
SGK, SGV, Giáo án.
2. Học sinh
SGK, vở soạn, vở ghi.
C. Phương pháp
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ví dụ, thảo luận, rút ra kiến thức và kỹ năng thực hành.
D. Hoạt động dạy & học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: ...............................
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày khái niệm phát biểu tự do ; những yếu tố giúp phát biểu tự do thành công.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Sau mỗi một công việc, thường chúng ta phải có tổng kết, đánh giá để rút kinh nghiệm. Vì vậy viết một văn bản tổng kết là việc làm cần thiết. Bài học này sẽ định hướng cho mỗi chúng ta về cách lập dàn ý, từ đó viết được một văn bản tổng kết có nội dung đơn giản, phù hợp với trình độ học sinh THPT.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
---|---|
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Gọi học sinh đọc mục I SGK. - Nhấn mạnh vấn đề, mục đích, ý nghĩa của văn bản tổng kết. - Hai loại văn bản tổng kết. ?Nêu 2 loại văn bản tổng kết và tìm ví dụ cho mỗi loại.
Trên cơ sở HS tìm hiểu 2 văn bản trong SGK ở nhà, hướng dẫn các em trả lời câu hỏi: - HS suy nghĩ trả lời và bổ sung. - Về câu hỏi a ?
- Về câu hỏi b ? Hướng dẫn HS từng mục,hs trả lời và bổ sung ý kiến. + Đề mục + Nội dung chính của văn bản 1, từ đó đưa đến vấn đề chung 1 văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn ở các mặt sau: - HS thảo luận và phát biểu từng yêu câù . + Mục đích + Yêu cầu
+ Bố cục
+ Nội dung chính
- Về câu 2a ?
- Về câu 2b ? GV hướng dẫn HS trả lời mục đích và những nội dung của văn bản.Dựa vào SGK trả lời và bổ sung ý kiến - Về câu hỏi 3, hướng HS về mục đích, yêu cầu và cách viết từng loại văn bản tổng kết như trong phần ghi nhớ.Đọc phần ghi nhớ ở SGK Hoạt động 3. Hoạt động thực hành Hướng dẫn HS phần luyện tập dựa theocác câu hỏi. Bài tập 1 - Thảo luận và trả lời đúng yêu cầu câu hỏi.
Bài tập 2: Định hướng các mục: + Mở bài: Nêu mục đích và yêu cầu (Ngắn gọn) + Thân bài: Nêu nội dung (hoàn cảnh lịch sử xã hội; quá trình phát triển; thành tựu, đặc điểm, giá trị nội dung và nghệ thuật) + Kết bài: Đánh giá, nhấn mạnh. Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng Viết một văn bản tổng kết về hoạt động chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở lớp anh/chị. GV theo dõi, tổng kết, đánh giá kết quả thực hành của HS. |
I. Tìm hiểu chung về văn bản tổng kết - Mục đích, ý nghĩa của văn bản tổng kết là nhìn nhận, đánh giá kết quả công việc nhằm rút kinh nghiệm. - Văn bản tổng kết gồm 2 loại: + Tổng kết hoạt động thực tiễn như: văn bản tổng kết năm học; văn bản tổng kết nhiệm kỳ của Đoàn TN... + Tổng kết tri thức như: Tổng kết văn học dân gian Việt Nam; Tổng kết Tiếng Việt … II. Cách viết văn bản tổng kết 1. Văn bản: ″ TK ...với nước″ a. Thuộc loại văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn - Dùng phong cách ngôn ngữ hành chính diễn đạt. b. Ở văn bản 1: - Đề mục: Báo cáo kết quả hoạt động tình nguyện tại các trung tâm điều dưỡng thương binh, bệnh binh và người có công với nước. - Nội dung gồm: + Tình hình tổ chức. + Kết quả hoạt động. + Đánh giá chung. - Yêu cầu của một văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn: + Mục đích nhìn nhận, đánh giá, tổng kết. + Yêu cầu: Khách quan, chính xác. + Bố cục: 3 phần (Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề) + Nội dung chính: Tình hình và kết quả thực tiễn từ đó đánh giá, kiến nghị. 2. Văn bản tổng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ a. Loại văn bản tổng kết tri thức: - Diễn đạt bằng PCNN khoa học b. Mục đích: Hệ thống hóa kiến thức - Nội dung gồm: Tóm tắt những kiến thức, kỹ năng cơ bản. 3. Ghi nhớ: SGK (trang 75)
III. Luyện tập 1. a. Văn bản trên đã đạt được những yêu cầu: - Bố cục đầy đủ 3 phần. - Nội dung cụ thể, diễn đạt ngắn gọn, chính xác, nhận xét, kết luận đúng mực. b.Những sự việc, số liệu trong phần bị lược bớt là: - Phần 1: + Những thuận lợi, khó khăn + Nhiệm vụ và mục tiêu phấn đấu - Phần II; III; IV + Những công việc, những thành tích đạt được + Những việc chưa làm được + Những số liệu minh họa c. Những nội dung còn thiếu: - Tên cơ quan ban hành văn bản - Địa điểm, thời gian - Bài học rút ra. 2. - Xác định loại văn bản và phong cách ngôn ngữ: Đây là văn bản tổng kết tri thức, dùng phong cách ngôn ngữ khoa học để diễn đạt. - Chuẩn bị tri thức: Xem lại bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX, tổng hợp tri thức về các tác phẩm nghị luận, thơ ca, truyện, kí, kịch đã được học. - Làm ở nhà theo dàn ý hướng dẫn. - HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành văn bản tổng kết. - HS trình bày văn bản tổng kết. Có thể sử dụng phương tiện công nghệ thông tin, đèn chiếu để hoạt động này tiết kiệm thời gian, có hiệu quả cao. |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
- Cách viết văn bản tổng kết.
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài: Tổng kết phần tiếng Việt.