X

Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn

Giáo án bài Bến quê - Giáo án Ngữ văn lớp 9


Giáo án bài Bến quê

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Giúp HS nhận ra được tình huống của truyện, ý nghĩa của tình huống; bước đầu cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người.

- Thấy được đặc sắc trong nghệ thuật tạo tình huống của truyện.

2. Kĩ năng

- Củng cố kĩ năng đọc, tóm tắt, phân tích tác phẩm tự sự.

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh ý thức học tập, giáo dục khơi gợi tình yêu quê hương, đất nước.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

SGK, SGV đọc các tài liệu tham khảo liên quan, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, đọc và trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Sĩ số:

9A:

9B:

9C:

2. Kiểm tra đầu giờ: Việc chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới: GV giới thiệu bài.

- Trong cuộc đời của con người nhiều khi cảm nhận được những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, của quê hương mà phải hết đời người, hoặc đi nửa vòng trái đất ta mới nhận ra. Đó chính là 1 phần ý nghĩa triết lí trong truyện ngắn “Bến quê” của nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm tới chúng ta. Để hiểu được rõ hơn ý nghĩa đó chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1 – Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích:

- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu và gọi học sinh đọc.

- Đọc chú thích * và nêu những nét chính về tác giả?

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc:

2. Chú thích:

a. Tác giả:

- Nguyễn Minh Châu (1930- 1989)

- Quê: Quỳnh Lưu – Nghệ An.

- Ông là nhà văn quân đội, nổi tiếng từ hồi kháng chiến chống Pháp.

- Từ sau 1975, nhất là từ đầu những năm 80- thế kỉ XX, ông đã trăn trở đổi mới mạnh mẽ về tư tưởng và nghệ thuật, góp phần đổi mới VH nước nhà.

- Năm 2000, ông được truy tặng giải thưởng HCM về VHNT.

- Gọi HS đọc (giọng trầm tư suy nghĩ của người từng trải).

b. Tác phẩm:

- “Bến quê” in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu xuất bản năm 1985.

c. Từ khó:

HĐ2 – Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản:

Hỏi: Xác định thể loại?

- Hãy tóm tắt cốt truyện?

II. Đọc- hiểu văn bản:

1. Thể loại: Truyện ngắn

2. Cốt truyện:

- Nhĩ đă từng đi khắp nơi trên trái đất về cuối đời lại bị cột vào giường bệnh với 1 căn bệnh hiểm nghèo đến nỗi không tự mình dịch chuyển được lấy vài mươi phân trên chiếc giường hẹp kê bên cửa sổ.

- Nhĩ nhìn qua cửa sổ ngắm hàng cây bằng lăng, con sông Hồng trong nắng sớm và bãi bồi bên kia dòng sông.

- Nhĩ trò chuyện với vợ, bày tỏ lòng biết ơn vợ.

- Nhĩ sai con đi sang bãi bồi bên kia sông Hồng thay mình nhưng con trai anh lại sà vào 1 đám người chơi phá cờ thế trên hè phố.

- Lũ trẻ con hàng xóm sang giúp Nhĩ trở người dậy.

- Nhĩ lại nghĩ đến người vợ, thức tỉnh về vẻ đẹp tâm hồn vợ.

- Ông giáo Khuyến sang hỏi thăm, hoảng hốt trước vẻ mặt và cử chỉ bất thường của Nhĩ.

Hỏi: Tác giả đã đặt nhân vật Nhĩ vào hoàn cảnh như thế nào?

- GV chốt.

3. Phân tích:

a. Tình huống truyện:

- Hoàn cảnh: nhân vật Nhĩ vốn đã từng đặt chân khắp mọi nơi trên trái đất, lúc cuối đời lại bị cột chặt vào giường bệnh. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó, nhân vật mới có thể nhận ra những vẻ đẹp và giá trị truyền thống hết sức bình dị, gần gũi trong cuộc đời.

H: Hãy nêu tình huống truyện?

- Tình huống truyện chính là ở cái điều trớ trêu như 1 nghịch lí.

   + Nhĩ từng đi khắp nơi trên TG, thế mà giờ đây muốn nhích người đến bên cửa sổ thì việc ấy khó khăn như phải đi hết 1vòng trái đất.

   + Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp bãi bồi bên kia sông ngay trước cửa sổ nhà mình, anh muốn nhờ cậy con trai thay mình sang bên kia sông nhưng cậu ta lại sà vào đám chơi cờ thế trên hè phố và có thể lỡ chuyến đ̣ò sang duy nhất trong ngày.

H: Ý nghĩa trong việc tạo tình huống như vậy?

⇒ Tạo tình huống như trên tác giả muốn lưu ý người đọc đến 1 nhận thức về cuộc đời: cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lí, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn toan tính của người ta.

- Mở ra nội dung triết lí, mang tính tổng kết những trải nghiệm của cả đời người: trên đường đời thật khó tránh những điều ṿòng vèo hay chùng chình, nhưng vẻ đẹp gần gũi, bình dị nhất thì đến khi sắp từ giã cõi đời anh mới nhận ra.

H: Nhân vật Nhĩ đã lâm vào cảnh ngộ ntn?

b. Những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ:

   + Cảnh ngộ: Bệnh tật hiểm nghèo kéo dài, phải trông cậy vào sự chăm sóc của vợ con. Bằng trực giác anh nhận ra rằng thời gian của đời mình chẳng còn bao nhiêu nữa.

H: Trong buổi sáng đầu thu, nhìn từ khung cửa căn phòng, Nhĩ đã cảm nhận cảnh vật vật thiên nhiên như thế nào?

H: Nhận xét gì về cách miêu tả đó?

* Cảnh vật thiên nhiên qua cái nhìn của Nhĩ:

- Những bông hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn.

- Con sông Hồng đỏ nhạt, mặt sông như rộng hơn.

- Bãi bồi bên kia sông: vàng thau xen xanh non.

→ Cảnh thiên nhiên được miêu tả theo tầm nhìn của nhân vật Nhĩ từ gần đến xa, tạo thành 1 không gian có chiều rộng, chiều sâu.

H: Từ việc quan sát cảnh vật thiên nhiên xung quanh, Nhĩ cảm thấy và chiêm nghiệm ra điều gì?

→ Nhĩ cảm thấy cảnh vật quen thuộc, nhưng mới mẻ, Nhĩ tưởng như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.

- Anh rút ra: phải là 1 người từng trải, đi khắp mọi nơi mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của 1 bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia.

H: Nhĩ c̣òn cảm nhận gì về Liên- vợ anh?

H: Qua đoạn đối thoại giữa Nhĩ và Liên, ta thấy Nhĩ đã nhận ra điều gì từ người vợ của mình?

* Cảm nhận của Nhĩ về Liên:

- Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên đang mặc áo vá, những ngón tay gầy guộc…

→ Nhận ra tình yêu thương, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của vợ.

H: Đoạn văn thể hiện những suy nghĩ gì của Nhĩ về Liên và gia đình?

H: Từ đó anh rút ra 1 quy luật gì trong cuộc đời?

H: Nhĩ khao khát điều ǵì? sao anh lại khát khát như vậy?

- Anh nhớ lại ngày Liên mới về làm vợ anh…Bây giờ, Liên trở thành 1 người đàn bà thị thành nhưng vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh.

- Quy luật: sau nhiều tháng bôn tẩu, kiếm, Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đ́nh trong những ngày này.

   + Điều khao khát của Nhĩ:

- Khi nhận ra tất cả vẻ đẹp của cảnh vật rất đỗi bình dị và gần gũi qua cửa sổ, đồng thời hiểu rằng mình sắp phải từ biệt cõi đời. Nhĩ bùng lên khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông.

H: Ý nghĩa của điều khao khát ấy?

→ Đó là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường mà sâu xa trong cuộc sống, những giá trị thường bị bỏ qua, lăng quên nhất là khi còn trẻ, khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn con người tìm đến. Khi nhận thức ra thì Nhĩ đã nằm liệt trên giường bệnh, bởi thế sự thức tỉnh có xen lẫn niềm ân hận xót xa.

H: Nhĩ đã thực hiện khát vọng đó của mình bằng cách nào? Anh có thành công không?

- Nhĩ đã nhờ anh con trai thay mình sang bên kia sông, đặt chân lên bãi phù sa màu mỡ. Song anh con trai không hiểu được ước muốn của cha, nên làm 1 cách miễn cưỡng, rồi bị cuốn hút vào đám chơi phá cờ thế bên hè phố để có thể làm lỡ mất chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.

H: Anh rút quy luật gì và được thể hiện qua câu văn nào?

→ Quy luật: con người trên đời khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình.

→ Anh đã thế và bây giờ con anh cùng thế. Nhưng con anh lỡ mất chuyến đò hôm nay thì ngày mai nó lại có thể sang sông, còn anh thì không bao giờ có thể mình sang sông được nữa.

H: Cuối truyện, Nhĩ có vẻ mặt, cử chỉ rất khác thường? Hãy giải thích?

   + Hành động kì quặc của Nhĩ: Nhĩ thu nhặt hết mọi sức lực đu mình, nhô người ra ngoài, giơ 1 cánh tay gầy gầy khoát khoát như đang khẩn thiết ra hiệu cho 1 ai đó → ra hiệu cho con hãy mau kẻo lỡ chuyến đò, đồng thời: thức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo hoặc chùng chình mà chúng ta đang sa trên đường đời để rút ra khỏi nó và hướng tới những giá trị đích thực vốn giản dị, gần gũi và bền vững.

H: Hãy so sánh cách xây dựng nhân vật Nhĩ của nhà văn với các nhân vật: anh thanh niên(Lặng lẽ Sa Pa), ông Hai (Làng), bé Thu (Chiếc lược ngà)?

→ Nhân vật anh thanh niên là 1 bức chân dung, ông Hai, bé Thu được khắc họa khá rõ về tính cách và nội tâm, còn nhân vật Nhĩ là nhân vật tư tưởng để tác giả gửi gắm những chiêm nghiệm, triết lí về đời sống và con người. (Đây là kiểu nhân vật rất quen thuộc trong sáng tác của NMC từ sau 1980, như ông họa sĩ trong: Bức tranh)

H: Tác giả đã gửi gắm qua nhân vật Nhĩ điều gì?

c. Chiều sâu tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm:

- Tác giả đã gửi gắm qua nhân vật Nhĩ:

   + Cuộc sống và số phận con người chứa đầy những nghịch lí, những ngẫu nhiên vượt ra ngoài những dự tính, ước muốn và thật khó tránh những điều vòng vèo hoặc chùng chình.

H: Cách gửi gắm có gì đặc sắc?

   + Trong cuộc đời cần biết tôn trọng những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi quen thuộc ở quanh ta như bến quê, bãi bồi, vên sông, gia đình, hàng xóm… để khỏi ân hận, xót xa khi sắp từ giã cuộc đời.

- Những chiêm nghiệm và triết lí về cuộc đời được nhà văn gửi gắm qua thế giới nội tâm của người sắp từ giã cõi đời và nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.

H: Em hãy tìm và chỉ ra ý nghĩa của các hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng qua truyện?

* Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng:

   + Bãi bồi, bến sông và khung cảnh thiên nhiên gợi vẻ đẹp của đời sống trong những cái gần gũi, bình dị quen thuộc.

   + Những bông hoa bằng lăng cuối mùa, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này khi con nước đầu nguồn đã dồn về, đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng → gợi cho biết sự sống của Nhĩ đã ở vào những ngày cuối cùng.

   + Chi tiết: đứa con trai sa vào 1 đám người chơi cờ thế bên lề đường → gợi những điều chùng chình, vòng vèo trên đường đời người ta khó tránh khỏi.

   + Hành động kì quặc của Nhĩ ở cuối đoạn trích

H: Nêu những giá trị Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện?

III. Tổng kết:

1. ND: Những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của n/văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương.

2. Nghệ thuật: xây dựng những tình huống đầy nghịch lí, miêu tả tâm lí tinh tế, ngôn ngữ giàu hình ảnh biểu tượng.

4. Củng cố, luyện tập:

H: Hãy tóm tắt lại cốt truyện?

H: Nêu tình huống chính của đoạn trích và ý nghĩa của nó?

H: Trình bày ý nghĩa của truyện: Bến quê?

5. Hướng dẫn HS về nhà:

- Tìm đọc toàn truyện ngắn. Nắm ND bài học.

- Làm bài tập 1, chuẩn bị:Ôn tập Tiếng Việt – trả lời câu hỏi lí thuyết và bài tâp SGK

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác: