X

Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn

Giáo án bài Ôn tập tiếng việt lớp 9 học kì II - Giáo án Ngữ văn lớp 9


Giáo án bài Ôn tập tiếng việt lớp 9 học kì II

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Giúp HS hệ thống hóa các vấn đề đă học về: Khởi ngữ; các t/phần biệt lập.

- Liên kết câu và LK đoạn.

- Nghĩa tường minh và hàm ý.

2. Kĩ năng

- Củng cố kĩ năng sử dụng khởi ngữ và các thành phần biệt lập trong giao tiếp.

Kĩ năng sử dụng các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn sử dụng hàm ý trong viết văn trong giao tiếp.

3. Thái độ

- Có ý thức học tập, rèn các kĩ năng giao tiếp tiếng Việt.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

SGK, Sgv đọc các tài liệu tham khảo liên quan,chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, đọc và trả lời các câu hỏi bài tập SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Sĩ số:

9A:

9B:

9C:

2. Kiểm tra đầu giờ:

H: Nêu nội dung TV đã học trong kì II lớp 9 ?

3. Bài mới: GV giới thiệu bài.

- Phần TV trong HK II các em đã được học về hô ngữ và các thành phần biệt lập. Để củng cố kiến thức về các thành phần trên, tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiến hành ôn tập lại.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. HDHS ôn tập về khởi ngữ và các thành phần biệt lập:

H: khởi ngữ là gì? Cho VD?

I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập:

1. Lí thuyết:

a. Khởi ngữ: Là thành phần câu,đứng trước CN,nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước các khởi ngữ thường có thêm các quan hệ từ.

- VD: Giàu tôi cũng đã giàu, sang tôi cũng đã sang.

H: Thế nào là thành phần biệt lập? Nêu các TP biệt lập được học?

H: Nêu k/niệm từng TP biệt lập?

b. Thành phần biệt lập:

- Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn nhận đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu

- Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói ( vui, buồn, mừng, giận...)

* Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên dược gọi là thành phần biệt lập.

* Thành phần gọi- đáp được dùng để tạo lập cuộc thoại để duy trì quan hệ giao tiếp.

- Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

* Các thành phần gọi - đáp và phụ chú là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập.

H: Các từ ngữ in đậm là TP gì ?

2. Bài tập

Bài tập 1:

a- Xây cái lăng ấy → khởi ngữ.

b- dường như → thành phần tình thái.

c- Nhưng người con gái…như vậy → TP phụ chú.

d- Thưa ông → TP gọi- đáp.

Vất vả quá → TP cảm thán.

- Cho HS lập bảng tổng kết về k/ngữ và các TP biệt lập.

- Bảng tổng kết về: Khởi ngữ và Các thành phần biệt lập.

→ HS lập theo các cột như SGK- tìm được đến đâu thì điền vào đến đó.

- Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn.

Yêu cầu học sinh nêu những hiểu biết về Nguyễn Minh Châu - phong cách sáng tác sau năm 1975.

H: Em biết gì về nội dung truyện ngắn Bến quê của NMC?

H: Truyện kể về nhân vật nào gắn với tình huống truyện như thế nào?

- Các từ in đậm trong các đoạn văn sau t/hiện ở phép LK nào?

H: Câu chuyện cuộc đời Nhĩ cho ta rút ra được nhận xét gì về cuộc sống?

H: H/ả anh con trai chùng chình sa vào đám chơi cờ có ý nghĩa gì?

- Đoạn văn từ 5- 7 câu, trình bày theo cách diễn dịch hoặc quy nạp

- ND giới thiệu truyện : Bến quê.

- HS viết.

- Trình bày- nhận xét – bổ sung.

Bài tập 2:

- Nguyễn Minh Châu là cây bút văn xuôi nỏi tiếng thời kì kháng chiến chống Mĩ . Sau năm 1975 những sáng tác của Nguyễn Minh Châu có sự đổi mới về tư tưởng và nghệ thuật.

- Bến quê là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho xu hướng sáng tác đổi mới của NMC.

- Truyện kể về nhân vật Nhĩ , một người đã từng đi nhiều nơi biết đến nhiều vùng đất nhưng đến cuối đời lại gặp phải một căn bệnh quái ác cột chặt cuộc sống với giường bệnh, mọi sinh hoạt phải nhờ vào sự chăm sóc của vợ và con trai – đặc biệt là người vợ. Những ngày nằm trên giường bệnh Nhĩ chợt phát hiện ra vẻ đẹp của bài bồi bên kia sông , ngay trước cửa sổ nhà mình, anh khao khát được đặt chân một lần đến đó . Nhĩ đã nhờ anh con trai giúp mình việc đó , anh con trai lại sa vào đám chơ cờ ở hè phố. Rất có thể sẽ để lỡ mất chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Từ đó ta có thể chiêm nghiệm ra một điều khi còn trẻ, con người ta khó tránh được những cái vòng vèo chùng chình trên đường đời.Tuy nhiên trong cuộc đời không ai biết trước được những biến động có thể xảy ra.

4. Củng cố, luyện tập:

H: Nhắc lại các khái niệm khởi ngữ, thành phần biệt lập.

5. Hướng dẫn HS về nhà:

- Học kĩ lại những ND ôn tập trong bài học.

- Viết 1 đoạn văn nêu: Cảm nhận về n/vật Nhĩ- ít nhất sử dụng 2 TP biệt lập.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác: