X

Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn

Giáo án bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) - Giáo án Ngữ văn lớp 9


Giáo án bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

Tải word giáo án: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học

Thông qua bài học giúp học sinh hiểu được:

1. Kiến thức

- Mối quan hệ chặt chẽ giữa các phương châm hội thoại và các tình huống giao tiếp.

- Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.

2. Kĩ năng

- Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong q/tr g/t. Hiểu đúng nguyên nhân của việc k tuân thủ đúng phương châm hội thoại.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức vận dụng các phương châm hội thoại phù hợp với đặc điểm của tình huống gt.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. Học sinh: Đọc trước bài, chuẩn bị bài.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm diện: Sĩ số

9A:

9C:

2. Kiểm tra

H: Thế nào là phương châm hội thoại quan hệ, phương châm hội thoại cách thức? Thế nào là phương châm hội thoại lịch sự ? Cho ví dụ minh hoạ?

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới

Trong những giờ học trước, các em đã được tìm hiểu một số phương châm hội thoại. Song chúng ta sẽ vận dụng những phương châm này vào tình huống giao tiếp cụ thể ra sao và phương châm hội thoại có phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp hay không? Để lý giải được vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1.HDHS đọc - hiểu văn bản (tiếp)

HĐ1.HDHS tìm hiểu quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp :

- Yêu cầu HS đọc bài tập và x/đ y/c bt sgk.

H: Nhân vật chàng rể có tuân thủ phương châm lịch sự không ? Vì sao ?

I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp :

1. Bài tập

* Nhận xét:

- Nếu trong h/c khác thì đó là l/s nhưng trong trường hợp này thì chàng rể không tuân thủ phương châm lịch sự vì: Cách ứng xử này là quấy rối, gây phiền hà cho người khác, khiến người khác tức giận.

H: Từ đó em rút ra được bài học gì khi g/t?

- GV cho HS đọc ghi nhớ

* Kết luận : Vận dụng phương châmhội thoại phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp. Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?).

2. Ghi nhớ: SGK/36

Hoạt động 3. Tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:

- Cho HS đọc tình huống b/t ở tiết trước và x/đ y/c b/t.

H: Trong các tình huống đó, tình huống nào nào phương châm hội thoại nào không được tuân thủ ?

- Yêu cầu HS đọc bài tập và x/đ y/c bt sgk.

H: Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn hay không?

H: Trong tình huống trên thì phương châm hội thoại nào không được tuân thủ ?

H: Tại sao ng nói k tuân thủ phương châm về lượng?

- Yêu cầu hs đọc bài tập và x/đ y/c bt sgk.

H: Khi bác sỹ nói với ng bệnh bị mắc bệnh hiểm nghèo thì có thể phương châm hội thoại nào sẽ k được tuân thủ? Vì sao?

H: Nêu thêm 1 ình huống tương tự trong cuộc sống?

Ví dụ: Người chiến sỹ khi không may bị sa vào tay giặc, không thể khai báo hết sự thật về đơn vị mình.

- Hoặc khi nhận xét về hình thức hoặc tuổi tác của người đối thoại, ta không thể nói họ xấu xí hay hay già trước tuổi → không → không tuân thủ phương châm về chất.

H: Qua ví dụ trên, em hãy cho biết nguyên nhân của việc không tuân thủ phương châm hội thoại ở đây là gì ?

⇒ Do người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác khác quan trọng hơn.

- Yêu cầu HS đọc bài tập và x/đ y/c bt sgk.

H: Người nói có tuân thủ phương châm về lượng k khi nói: “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”

H: Mục đích của người nói trong trường hợp này là muốn người nghe phải hiểu theo nghĩa nào ?

H: Từ các ví dụ bài tập em chỉ ra nguyên nhân của việc người nói không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ đâu ?

- HS đọc ghi nhớ.

II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại :

Bài tập :

1. Bài tập 1(37)

* Nhận xét:

- Tình huống ở phương châm hội thoại về lượng,về chất, về q/h,về cách thức, đều không tuân thủ các phương châm hội thoại.Duy nhất chỉ có ở phương châm l/s thì tình huống đó đã tuân thủ phương châm hội thoại.

2. Bài tập 2(37)

* Nhận xét :

- Câu trả lời của Ba không đáp ứng được nhu cầu thông tin An muốn biết.

- Không tuân thủ phương châm về lượng.

- Vì Ba không biết chính xác năm sản xuất chiếc máy bay đó nên phải trả lời một cách chung chung để tuân thủ phương châm về chất.

3. Bài tập 3(37)

* Nhận xét:

- Bác sĩ không tuân thủ phương châmvề chất vì đó là việc làm nhân đạo cần thiết, tránh gây sốc tâm lý người bệnh.

4. Bài tập 4(37)

* Nhận xét:

- Xét về nghĩa hiển ngôn thì câu không tuân thủ phương châm về lượng.

- Xét về nghĩa hàm ẩn thì câu có nghĩa khuyên con người không nên chạy theo tiền bạc mà quên đi nhiều thứ quan trọng hơn.

- Mục đích của cách nói này là muốn người nghe hiểu theo ý hàm ẩn

5. Ghi nhớ sgk(37)

Hoạt động 4: Vận dụng làm bài tập

- Yêu càu HS đọc bài , Hướng dẫn HS làm bài.

H: Câu trả lời của ông bố k tuân thủ phương châm hội thoại nào?

- Yêu cầu hs đọc bài tập

- Hướng dẫn HS làm bài

H: Thái độ của chân, tay, tai, mắt đã vi pham phương châm nào trong g/t? Việc k tuân thủ phương châm hội thoại ấy có lý do chính đáng k?

III.Luyện tập:

1. Bài tập 1(38)

- Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức. Vì đứa bé 5 tuổi chưa thể nhận biết được chữ:

“Tuyển tập Nam Cao’’ mà tìm quả bóng ở đó.

2. Bài tập 2(38)

- Chân, Tay, Tai, Mắt vi phạm phương châm lịch sự .

- Các nv đều k có lý do chính đáng.

4. Củng cố - luyện tập

- Hệ thống nội dung bài học.

H: Giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp có quan hệ như thế nào ?

H: Nguyên nhân vì đâu có thể khiến người nói không tuân thủ phương châm hội thoại khi giao tiếp?

5. Hướng dẫn học sinh về nhà:

- Học bài và xem lại các bài tập.

- Làm bài tập 1, 3, 5, Sách “Một số kiến thức…” Vi phạm phương châm về chất (Không có bằng chứng sát thực) - Chuẩn bị tốt cho giờ viết bài Tập làm văn số 1

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác: