Giáo án bài Xưng hô trong hội thoại - Giáo án Ngữ văn lớp 9
Giáo án bài Xưng hô trong hội thoại
Tải word giáo án: Xưng hô trong hội thoại
I. Mục tiêu bài học
Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
1. Kiến thức
- Hệ thống các từ ngữ dùng xưng hô trong TV.
- Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong TV.
2. Kĩ năng
- Phân tích để thấy rõ mqh trong việc sở dụng từ ngữ xưng hô trong vb cụ thể.
- Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong g/t.
3. Thái độ
- Thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức lựa chọn từ ngữ xưng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
+ Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài (trả lời câu hỏi sgk)
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm diện:
Sĩ số 9A:
9C:
2. Kiểm tra
H: Nêu mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp?
H: Nêu những nguyên nhân khiến người nói không tuân thủ các phương châm hội thoại? Mỗi một nguyên nhân cho một ví dụ minh hoạ?
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới
- Trong hội thoại tiếng Việt các em đã được học vai xã hội và các lượt lời trong hội thoại, ở mỗi vai xã hội lại có những từ ngữ xưng hô tương ứng với nó. Bài học này các em sẽ được tìm hiểu về các từ ngữ xưng hô phù hợp với từng vai xã hội trong giao tiếp.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt | ||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
HĐ1. HDHS tìm hiểu từ ngữ xưng hô và việc xưng hô trong hội thoại: - Y/c hs đọc và x/đ y/c bài tập 1 (38) H: Nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong TV? H: Nêu cách dùng các từ ngữ xưng hô ở trên? |
I. Từ ngữ xưng hô và việc xưng hô trong hội thoại: 1. Bài tập 1 (38) * Nhận xét: + Tiếng việt có các từ ngữ xưng hô: Tôi ,tớ,tao,mình, tớ,anh,em,chú,bác,nó,hắn chúng nó… - Ngôi thứ nhất: Tôi, ta, chúng ta - Ngôi thứ hai: Mày, mi, chúng mày, - Ngôi thứ ba: Nó, hắn chúng nó | ||||||||||||
VD: Cách dùng để biểu lộ sắc thải biểu cảm: - Suồng sã: Mày, tao, chúng tao, bọn tao,… - Sắc thái thân mật: Anh, chị, em, … - Sắc thái trang trọng: Quý ông, quý bà, quý vị, … - Sắc thái trung hoà: Tôi, chúng tôi, … * Lưu ý: Trong Tiếng Việt còn một số trường hợp sau: - Từ ngữ xưng hô thường dùng ở nhiều ngôi: Mình. - Từ ngữ xưng hô chỉ gộp nhiều ngôi: Ta, chúng ta, chúng mình, … - Từ ngữ xưng hô chỉ gộp “Tương hỗ” nhau: Ví dụ: Từ giờ phút ấy, chúng tôi đã trở thành đồng chí của nhau ⇒ Từ ngữ xưng hô = Đại từ xưng hô + Danh từ chung,… H: Hãy so sánh từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt với từ ngữ xưng hô trongTiếng Anh (Các em đang học) ,cho nhận xét?
|
+ Cách dùng: Tuỳ thuộc vào tình huống g/t và vai xã hội(đối tượng giao tiếp) → lựa chọn từ ngữ xưng hô . | ||||||||||||
- Y/c hs đọc và x/đ y/c bài tập2(38) H: Xác định các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích ? - T/c hs thảo luận nhóm : H: Phân tích sự thay đổi cách xưng hô của 2 nhân vật trong 2 đoạn trích ? Giải thích sự thay đổi đó ? - Y/c các nhóm nx chéo H: Từ đó em rút ra bài học gì v ề cách dùng từ xưng hô trong g/t? - HS đọc ghi nhớ |
2. Bài tập 2 (38) * Nhận xét: - Đoạn a: anh - em; ta - chú mày ⇒ xưng hô không bình đẳng - Đoạn b: Tôi - anh ⇒ xưng hô bình đẳng. Vì: + Đv a:Dế choắt yếu hèn tự xưng vai thấp hơn còn Mèn kiêu ngạo tự thấy mình ở vai cao hơn nên đã xưng hô không bình đẳng. + Đv b:Lúc ấy Dế Choắt cận kề cái chết k còn sợ và lép vế trước Dế Mèn nên Choắt thay đổi từ xưng hô. Lúc này Mèn nhận thấy mình có lỗi nên cũng thay đổi từ xưng hô → bình đẳng. * KL: Căn cứ vào đối tượng giao tiếp và đặc điểm của tình huống giao tiếp để lựa chọn từ ngữ xưng hô phù hợp. 2. ghi nhớ:sgk (39) II. Luyện tập: | ||||||||||||
HĐ2: HDHS làm bài tập - HS đọc và xđ y/c bài tập H: Trong lời mời có từ nào dùng k chính xác? H: Tại sao lại có sự nhầm lẫn ấy? - HS đọc và xđ y/c bài tập |
1. Bài tập 1 (39) - Nhầm lẫn “chúng ta” với “chúng tôi” + Chúng ta: gồm cả người nói và người nghe. + Chúng tôi :Không bao gồm người nghe - Nhầm lẫn do cô sv chưa hiểu hết nghĩa của từ TV | ||||||||||||
H:Trong văn bản khoa học, nhiều khi tác giả của văn bản chỉ là một người, nhưng vẫn xưng hô chúng tôi chứ không xưng tôi. Giải thích vì sao? |
2. Bài tập 2 (40) - Việc dùng chúng tôi thay cho tôi nhằm tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học trong văn bản. Ngoài ra việc dùng từ ngữ xưng hô như vậy còn thể hiện sự khiêm tốn của tác giả. - Song, trong những tình huống cần nhấn mạnh ý kiến cá nhân thì dùng tôi sẽ thích hợp hơn. | ||||||||||||
- Cho hs đọc và xđ y/c bài tập H: Phân tích từ ngữ xưng hô mà cậu bé dùng để nói với mẹ và sứ giả? |
3. Bài tập 3(40) - Chú bé gọi người sinh ra mình là mẹ là bình thường. - Chú bé xưng hô với sứ giả là “ ta” - “ông” là khác thường vì Gióng ý thức được vai xh của mình. Đó cũng là sự khác thường ở nv Gióng. | ||||||||||||
- Cho hs đọc và xđ y/c bài tập H: Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của ng nói trong câu chuyện? - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Học sinh làm bài tập miệng. - Học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Một học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Học sinh làm bài tập miệng. - Học sinh khác nhận xét. - Giáo viên đánh giá. - Một học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Học sinh làm bài tập miệng. - Học sinh khác nhận xét. - Giáo viên đánh giá. (*) Qua đoạn trích này, các em cần chú ý: Khi phân tích nhân vật nên lưu ý tới việc làm, hành động củanhân vật cùng với việc sử dụng từ ngữ xưng hô. Vì qua đây thể hiện rõ diễn biến tâm lý và tình cảm của nhân vật, bản chất nhân vật . |
4. Bài tập 4 (40) - Vị tướng là người,“ tôn sư trọng đạo” nên xưng hô là thầy- con - Thầy giáo tôn trọng cương vị hiện tại của học trò nên xưng hô là ngài. 5. Bài tập 5: (40, 41) - Trước năm 1945: Nước ta là một nước phong kiến. Người đứng đầu nhà nước là vua: Xưng hô với dân là trẫm. - Bác - Người đứng đầu nhà nước Việt Nam dân chủ công hoà Xưng tôi và gọi: dân chúng làđồng bào Tạo cảm giác gần gũi với người nghe. ⇒ Đánh dấu một bước trong quan hệ giữa nhân dân với lãnh tụ(Lãnh tụ với nhân dân) trong một nước dân chủ. 6. Bài tập 6 (41). - Cai lệ: Thằng kia, … ông … mày. - Người nhà lý trưởng: Chị … chị … chị. - Chị Dậu: Nhà cháu…cháu…hai ông…cháu. - Cai lệ: Mày … mày. - Chị Dậu: Nhà cháu … ông. - Cai lệ: Ông … mày. - Chị Dậu: Cháu … ông … nhà cháu… - Chị Dậu: Tôi … ông. - Chị Dậu: Mày … bà. ⇒ Cai lệ: Kẻ có quyền lực: Cách xưng hộ thể hiện trịch thượng, hống hách. ⇒ Chị Dậu: Lúc đầu hạ mình, nhẫn nhục vì là người dân bị áp bức. Nhưng sau thay đổi hoàn toàn:Tôi-ông, bà-mày: Thể hiện thái độ phẫn uất, căm tức Cách phản kháng quyết liệt của một con người bị dồn đến bước đường cùng. ⇒ Thể hiện rõ nhan đề văn bản “Tức nước” thì ắt “Vỡ bờ”. |
4. Củng cố - luyện tập
H: Nêu các từ ngữ dùng để xưng hô trong hội thoại ?
H: Việc lựa chọn từ ngữ xưng hô dựa trên những cs nào?
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
+ Học bài.
+ Xem lại các bài tập.
+ Chuẩn bị: “Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp”.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác: